Hướng dẫn cài đặt Memcached, cách fix bug Memcached chi tiết 3

Hướng dẫn cài đặt Memcached, cách fix bug Memcached chi tiết

Monday January 23rd, 2023 Blog, Tin tức

Một website luôn được chạy, load mượt mà là điều mà rất nhiều các lập trình mong muốn. Memcached được truyền tai nhau trong giới lập trình dạo gần đây, được cho là phương pháp hữu hiệu. Nhưng nhiều vẫn còn chưa biết Memcached là gì? Công dụng và vai trò của chúng như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Memcached là gì?

Memcached là một ứng dụng của Linux, nhưng do Memcached là mã nguồn mở nên chúng được các nhà lập trình phát triển cho nền tảng Windows sử dụng. Hệ thống này có các đặc điểm khá là nổi trội thu hút thêm được rất nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay, cụ thể như:

Chúng cũng là một cache giống như những bộ cache trên, là một dịch vụ độc lập hoàn toàn như MySQL.

Chúng cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ đối tượng bất kỳ vào bên trong bộ nhớ RAM.

Là một NoSQL được thiết kế với hiệu năng làm việc cao. Chúng hoạt động theo phương thức distrubuted memory object caching.

Memcached được tích hợp có tác dụng giảm tải cơ sở database (dữ liệu) cho ứng dụng, website và tối ưu tốc độ website của người dùng.

Hướng dẫn cài đặt Memcached, cách fix bug Memcached chi tiết 3

Ưu nhược điểm Memcached

Ưu điểm

Với những yêu cầu bình thường, mọi người thường sử dụng chúng dùng làm nơi lưu trữ dữ liệu để chia sẻ và thường là lưu session. Điều này vô cùng tiện lợi trong các kiểu load balancing đơn giản như là: nginx hay pound. Lúc này các bạn không phải quá lo lắng tới vấn đề persistence session.

Ở yêu cầu lớn hơn một chút, mọi người sử dụng chúng để giảm thiểu read từ db cho các dữ liệu ít thay đổi và cần phải tính toán nhiều. Chúng còn được dùng để xử lý query phức tạp và giảm bớt sự tiêu tốn tài nguyên.

Ở mức độ cao hơn nữa, người ta thường sử dụng chúng để shard db (chia nhỏ db theo row tức theo chiều ngang). Tuy nhiên hiệu năng làm việc của nó vẫn còn gây tranh cãi khi so sánh với việc partition db. Nên trước khi đưa vào sử dụng bạn có thể phải cân nhắc. Hơn nữa, các thể của Memcached còn được cài đặt trên cả hệ điều hành Windows và Linux.

Hướng dẫn cài đặt Memcached, cách fix bug Memcached chi tiết 5

Nhược điểm

Memcached không có cơ chế thẩm định ở mức độ chính xác của thông tin dữ liệu lưu trong nó. Điều này có thể thấy được cấu trúc hệ thống không có bất cứ sự liên hệ nào với db mà nằm hoàn toàn độc lập. Vì vậy có hơi bất tiện khi quản lý dữ liệu.

Muốn sử dụng hệ thống này thì phải thuê máy chủ và cài Memcached vào máy chủ

Chưa đồng bộ tự động với cơ sở dữ liệu khi database thay đổi. Cụ thể như việc Database có dữ liệu là A và Memcached cũng có dữ liệu như vậy. Lúc này database sẽ đổi sang giá trị B nhưng Memcached vẫn là A.

Viết trực tiếp vào memcached, sau một thời gian nó sẽ chuyển vào db khi đó sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm, điển hình như việc không kịp viết từ memcached vào db mà server memcached đã hỏng. Do đó không nên sử dụng chúng cho các dữ liệu mang tính critical.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Memcached trong Windows

Nhiều người đã nghe, biết đến nhưng vẫn chưa biết cách để cài đặt. Dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn cài đặt:

Bước 1: Tải phiên bản Memcached: memcached-win32-1.4.4-14.zip

Bước 2: Unzip và sao chép vào thư mục nào đó bên trong ổ cứng chẳng hạn như C:\memcached.

Bước 3: Tiến hành mở command line vào thư mục chứa memcached và gõ memcached.exe -d install.

Bước 4: Để start memcached server, hãy gõ memcached.exe -d start

Bước 5: Như mặc định có sẵn thì cổng port của memcached server đó là 11211

Như vậy là bạn đã hoàn tất xong quá trình cài đặt rồi đó.

Hướng dẫn fix bug Memcached, chặn DDoS

Cách mà Memcached tấn công

Cụ thể, những kẻ tấn công thường sẽ gửi một gói tin giả mạo địa chỉ IP của nạn nhân đến server memcached trên cổng 11211. Các truy vấn được gửi đến máy chủ chỉ một vài byte, nhưng số lượng phản hồi lại lên tới hàng chục nghìn lần, gây ra một cuộc tấn công lớn. Bên cạnh đó, Memcached cho phép kết nối qua giao thức UDP – một trong những giao thức tốt nhất dùng trong việc khuếch đại.

Theo Cloudflare, một gói tin 15 bytes gửi đi có thể tạo ra 134KB phản hồi (khuếch đại 10.000 lần). Thực tế ghi nhận, hệ thống đã nhận được tới 750KB phản hồi – khuếch đại gấp 51200 lần.

Theo số liệu mới nhất từ Shohan, có gần 90.000 server chạy Memcached qua cổng 11211 đang mở. Và rất nhiều trong số đó đến từ các location thông dụng: Mỹ, Nhật, Hồng Kông… Cụ thể, các cuộc tấn công xảy ra khắp nơi trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu là Bắc Mỹ và Châu Âu. Phần lớn các máy chủ của OVH, DigitalOcean và Sakura.

Hướng dẫn cài đặt Memcached, cách fix bug Memcached chi tiết 5

Cài đặt bảo mật cho Memcached trên Centos7

Trước tiên chúng ta cần cài đặt Memcached. Nếu bạn chưa cài đặt Memcached trên máy chủ của mình, bạn có thể cài đặt nó từ kho chính thức CentOS. Trước tiên, đảm bảo rằng chỉ mục gói ứng dụng của bạn được cập nhật gõ hoặc copy lệnh như sau:

sudo yum update

Tiếp theo, cài đặt gói bằng cách gõ hoặc copy lệnh như sau:

sudo yum install memcached

Chúng ta có thể cài đặt libmemcached, một thư viện cung cấp một số cung cụ để làm việc với máy chủ memcached của bạn, Gõ hoặc sao chép lệnh sau:

sudo yum install libmemcached

Memcached bây giờ đã được cài đặt như một dịch vụ trên máy chủ của bạn, cũng với các công cụ cho phép bạn kiểm tra kết nối của nó. Bây giờ chúng ta có thể tiếp tục cài đặt cấu hình

Cấu hình bảo mật memcached

Đầu tiên SSH vào VPS và mở file config của Memcached lên. Gõ hoặc copy lệnh sau:

vi /etc/sysconfig/memcached

Ở phần Options ta thêm vào -l 127.0.0.1 -U 0 để chặn băng thông bắn ra cũng như chặn luôn UDP

PORT="11211"

USER="memcached"

MAXCONN="10024"

CACHESIZE="20"

OPTIONS="-l 127.0.0.1 -U 0"

Lưu lại rồi khởi động lại dịch vụ. Bạn cũng hoàn toàn có thể tải File config về máy tính, sửa sau đó up đè lên file config trên server: gõ hoặc copy lệnh như sau

service memcached restart

Kiểm tra lại bằng lệnh

netstat -plunt

Ta sẽ thấy UDP đã bị đóng, Memcached chỉ còn chạy trên TCP 11211  mà thôi

Active Internet connections (only servers)

Proto Recv-Q Send-Q Local Address    Foreign Address State PID/Program

tcp        0 0 127.0.0.1:11211  0.0.0.0:* LISTEN 2383/memcache

Trên đây là tất cả những thông tin về Memcached mà bạn có thể tham khảo, xem xét và đưa ra được những kinh nghiệm cho bản thân để tránh những rủi ro không đáng có nhé. Chúc bạn thành công.      

Hosting tốc độ cao - Chất lượng tốt [ Tặng miễn phí trọn bộ plugin SEO trị giá 359$ ]

+ Giá không thể tốt hơn: Chỉ từ 45K/tháng kèm nhiều ưu đãi chỉ có tại TENTEN.

+ Tặng miễn phí bộ plugin SEO hỗ trợ website ONTOP Goole:

    • Rank Math Pro - tối ưu SEO
    • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
    • Imagify - Nén dung lượng ảnh

+ Bảo mật 99,99%

+ Backup dữ liệu thường xuyên

+ Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

LỰA CHỌN HOSTING PHÙ HỢP TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Memcached”

Redis là gì
Cách sử dụng Redis Server Redis Khi nào dụng Redis
Redis
Redis lưu ở đầu Redis use cases Ưu và nhược điểm của Redis

Bài liên quan

Recommended Articles for you

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức Friday April 19th, 2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức Thursday April 18th, 2024

Do not have missed that article?

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức Friday April 19th, 2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức Thursday April 18th, 2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    (Từ A-Z) Chữ ký số là gì? 5 Điều cần biết về E-sign

    Blog, Tin tức Wednesday April 17th, 2024
  • SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    Blog, Tin tức Tuesday April 16th, 2024