OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10

Friday November 25th, 2022 Blog, Tin tức

OpenSSL là gì? OpenSSL được ứng dụng trong khía cạnh nào của website. Trên thực tế, OpenSSL mang lại rất nhiều lợi ích trong việc xây dựng và phát triển một website. Nếu biết cách sử dụng chúng có hiệu quả thì bạn sẽ cảm thấy thật xứng đáng khi bỏ thời gian và công sức cài đặt OpenSSL.

Tại bài viết hôm nay Cloud.Z sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin hữu ích về OpenSSL và hướng dẫn cài đặt trên hệ điều hành windows 10. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10

OpenSSL là gì?

OpenSSL chính là một thư viện mã nguồn mở được dùng để mã hóa dữ liệu cũng như triển khai các giao thức mạng. OpenSSL được phát hành vào năm 1998 và có sẵn trong các hệ thống như Linux, Windows, macOS và BSD. OpenSSL cho phép người dùng có thể tiến hành các thao tác liên quan đến nhiều SSL khác nhau gồm có CSR và cài đặt chứng chỉ SSL.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về Open SSL tại website chính thức tại đường link: https://www.openssl.org/

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 2

Vì sao nên cài đặt OpenSSL trên Windows?

Open SSL là mộ bộ công cụ SSL/TLS mật mã giúp cung cấp nhiều giải pháp cho cá nhân làm việc về chứng chỉ điện tử (Digital Certificate) hoặc kiểm tra SSL/TLS, phát triển hoặc triển khai các ứng dụng.

Sau đây là những lý do cụ thể cho thấy bạn nên cài đặt Open SSL trên windows của mình:

  • Cài đặt OpenSSL giúp bạn tạo Certificate Authority cho cá nhân riêng và được cấp chứng chỉ trên mạng.
  • Open SSL giúp chuyển đổi Digital Certificate từ định dạng này sang một định dạng khác dễ dàng hơn.
  • Open SSL giúp bạn thực hiện các lệnh Export hoặc Import khóa riêng từ chứng chỉ.
  • Giúp xác thực các kết nối từ HTTPS đến một website.
  • Bạn có thể xác minh chứng chỉ của website.
  • Chạy benchmark test trong server và của website.
  • Giải mã CSR, tạo mã CSR và Certificate để xác minh nội dung.

Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ để tối ưu SEO website

Bộ plugin TENTEN tặng miễn phí cho tất cả các khách hàng đăng ký mới hosting/ email server bao gồm:

  • Rank Math Pro - tối ưu SEO
  • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify - Nén dung lượng ảnh

Sử dụng ngay hôm nay để website của bạn đứng đầu trong các kết quả tìm kiếm của Google!

NHẬN BỘ PLUGIN SEO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Hướng dẫn cài đặt OpenSSL trên Windows trên Windows 10 (install openssl windows 10)

Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Open SSL trên windows 10. Chúng tôi xin giới thiệu hai cách cài đặt Open SSL, bạn đọc có thể lựa chọn một trong hai cách để cài đặt Open SSL tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích.

Cách 1: Download từ Shining Light Productions

Để cài đặt Open SSL bạn có thể download từ địa chỉ say đây:

https://slproweb.com/products/Win32OpenSSL.html

Bạn cần chú ý đến phiên bản 32bit hay 64bit khi cài đặt và tải về máy nhé. Nếu máy tính của bạn có hỗ trợ bản 64bit thì bạn nên tải bản này. Nếu máy tính không có hỗ trợ thì bạn hãy tải bản 32bit để phần mềm được sử dụng ổn định.

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 3

Sau khi cài đặt xong bạn sẽ thấy một file openssl.exe nằm trong folder bin mà bạn vừa cài đặt:

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 45

Cách 2: Download OpenSSL từ Git For Windows

Để tải OpenSSL từ Git For Windows bạn truy cập vào đường link sau đây:

https://git-scm.com/download/win

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 5

Tại hướng dẫn ở hình ảnh dưới đây là tải bản Portable (là một phiên bản không cần cài đặt)

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 6

Click chuột vào file .exe hệ thống sẽ giải nén ra một folder PortableGit

File openssl.exe sẽ nằm trong folder có tên là  usr/bin

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 6

Sau khi tiến hành cài đặt xong bạn có thể chạy lệnh Open SSL trong commad line của folder chứa file có tên là openssl.exe. Để chạy lệnh  openssl ở bất kỳ đâu, bạn hãy thêm folder chưa file openssl.exe vào enviroment của windows. Bạn có thể xem ví dụ trong hình ảnh dưới đây.

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 7

Sau khi thực hiện theo hướng dẫn trên bạn hãy mở cài đặt Environment của windows để thêm một cài đặt đường dẫn OpenSSL như sau:

openssl ssl_connect: connection was reset in connection to github.com:443

stream_socket_enable_crypto(): ssl operation failed with code 1. openssl error messages:

Tiếp theo hãy tìm từ khóa Env, sau đó chọn Edit the system environment variables

Chọn Environment Variables

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 8

Chỉnh sửa Path trong System variables

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 9

Bây giờ bạn hãy mở màn hình command line, bạn có thể chạy lệnh OpenSSL ở bất kỳ folder nào:

OpenSSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt OpenSSL trên Windows 10 10

Giới thiệu một số mã lệnh OpenSSL phổ biến nhất

Lệnh OpenSSL để tạo một khóa riêng

openssl genrsa -out yourdomain.key 2048

Lệnh Open SSL Command để kiểm tra khóa riêng của bạn

openssl rsa -in privateKey.key -check

Lệnh Open SSL để kiểm tra CSR

openssl req -text -noout -verify -in CSR.csr

Lệnh Open SSL để chuyển đổi các chứng chỉ và tập tin quan trọng

Chuyển đổi PEM sang DER

openssl x509 -outform der -in certificate.pem -out certificate.der

Chuyển đổi PEM sang PFX

openssl pkcs12 -export -out certificate.pfx -inkey privateKey.key -in certificate.crt -certfile CACert.crt

Chuyển đổi PEM sang P7B

openssl crl2pkcs7 -nocrl -certfile certificate.cer -out certificate.p7b -certfile CACert.cert

Kết luận

Trên đây là bài viết hướng dẫn các thông tin chi tiết liên quan đến OpenSSL là một công cụ hữu ích cho các nhà quản trị website. Việc cài đặt OpenSSL trong hệ điều hành windows 10 không khó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trong bài viết này là có thể thực hiện được một cách đơn giản.

Điều quan trọng là làm sao để sử dụng các câu lệnh trong OpenSSL một cách hữu hiệu nhất. Để có thêm những thông tin hướng dẫn chi tiết hơn ví dụ về “openssl generate certificate” mời bạn đọc cùng đón xem tại những bài viết tiếp theo. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “openssl”

openssl windows
openssl windows 10 openssl windows download openssl windows 11
openssl download openssl tutorial microsoft openssl install openssl

Bài liên quan

 

Recommended Articles for you

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức Monday March 27th, 2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức Saturday March 25th, 2023

Do not have missed that article?

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức Monday March 27th, 2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức Saturday March 25th, 2023
  • RAID là một dạng phần cứng trong thiết bị khá phổ biến hiện nay. Vậy RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Tìm hiểu ngay cùng với Z.com Cloud ngay trong bài viết dưới đây để hiểu được phân loại RAID cũng như được hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới sử dụng nhé. Tìm hiểu: RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Đầu tiên, mời các bạn đọc theo dõi về RAID là gì trước khi biết cách sử dụng nó nhé. RAID là gì? Redundant Arrays of Independent Disks hay viết tắt RAID là hình thức gộp rất nhiều những ổ đĩa cứng vật lý trở thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng. Từ đó những hệ thống ổ đĩa cứng này sẽ có khả năng gia tăng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng. Kỹ thuật lưu trữ RAID Kỹ thuật lưu trữ RAID sẽ được phân chia thành 3 loại như sau: ● Mirroring: đây là một kỹ thuật lưu trữ trong đó các bản sao dữ liệu giống hệt nhau được lưu trữ trên các thành viên RAID ở cùng một thời điểm. ● Parity: đây là kỹ thuật lưu trữ được sử dụng các phương pháp phân loại và tổng kiểm tra. Parity sẽ sử dụng một hàm chẵn lẻ nhất định được tính cho các khối dữ liệu. Trường hợp xảy ra lỗi gì hay thiếu sót gì thì sẽ được cung cấp khả năng chịu lỗi RAID. ● Striping: là kỹ thuật phân chia dải, tức là tách luồng dữ liệu thành các khối có kích thước nhất định rồi mới viết từng khối này qua từng RAID. RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up? Nhiều người sử dụng RAID thường hay thắc mắc RAID có thể thay thế cho backup không? Câu trả lời là tùy vào loại RAID mà bạn sử dụng. Trừ RAID 0 đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Tất cả các RAID khác đều có thể thực hiện một cách tốt nhất nhất. Trong đó, mạnh mẽ nhất chính là hệ thống RAID 6 còn sống sót ngay khi 2 drive đồng thời chết. Cách phân loại RAID theo cấp độ Hiện tại RAID đang được chia làm 7 cấp độ khác nhau, với những tính năng riêng biệt, cùng tìm hiểu về loại ngay trong nội dung dưới đây: - RAID 0: là RAID ít nhất là 2 ổ đĩa (cũng có thể dùng 1 ổ đĩa). Theo đó tổng quát ta sẽ có n ổ đĩa (n >= 2) và những đĩa phải cùng loại với nhau. - RAID 1: đòi hỏi có ít nhất 2 đĩa cứng để có thể làm việc. Dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp vào 2 ổ giống hệt với nhau (Mirroring). Đối với trường hợp 1 ổ gặp trục trặc thì sẽ không ảnh hưởng đến ổ còn lại - RAID 2 sử dụng dùng 1 thứ giống như stripe có parity để stripe với cấp độ bit và phân bố thông qua nhiều những ổ đĩa dự phòng cũng như ổ đĩa dữ liệu. - RAID 0+1: dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật striping và mirroring với khả năng hiệu năng RAID 0 và khả năng chịu lỗi RAID 1 - RAID 5 là hệ thống sử dụng cả kỹ thuật phân stripe và parity nhưng yêu cầu tối thiểu 3 ổ cứng. - RAID 6 t nhất 4 drive và có thể chịu được 2 drive đồng thời và hoạt động tương tự RAID 5 - RAID1E: là loại sử dụng cả hai kỹ thuật striping và mirroring , có thể tồn tại lỗi của một đĩa thành viên hoặc bất kỳ số lượng đĩa không liền kề nào cả - RAID 5E: loại biến thể của bố cục RAID 5 - RAID cấp độ 2,3,4,7 còn tồn tại nhưng không phổ biến Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới khá đơn giản như sau: Cách thứ 1: Triển khai phần cứng Hiện nay thì RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng. Theo đó về cơ bản sẽ có 2 lựa chọn là: ● Chip RAID không quá đắt nhưng vẫn có khả năng tích hợp trực tiếp vào trong bo mạch chủ. ● Bộ điều khiển RAID phức tạp độc lập với chi phí mắc hơn nhưng hoàn toàn có thể trang bị CPU riêng, bộ nhớ đệm sao lưu bằng pin và thông thường sẽ hỗ trợ trao đổi nóng. Cách thứ 2: Triển khai phần mềm Phần mềm RAID là giải pháp RAID tiết kiệm chi phí nhất. Theo đó hầu hết tất cả các hệ điều hành phổ biến như Windows đều có thể tích hợp nhằm tạo RAID. Tuy nhiên phần mềm RAID sẽ không thực hiện việc trao hot swap, do đó không thể dùng phần mềm nếu cần tính liên tục, ổn định hơn. Cả 2 cách triển khai RAID đều khá là đơn giản. Xét vào mục đích sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình hình thức phù hợp nhất. Kết luận Như vậy, thông qua bài viết về RAID là gì? Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả, Z.com Cloud chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Đây là hệ thống lý tưởng được nhiều người dùng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có thể triển khai một cách suôn sẻ và hiệu quả nhé.

    Phân biệt các loại RAID & Hướng dẫn cấu hình RAID cực nhanh

    Blog, Tin tức Friday March 24th, 2023
  • CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    Blog, Tin tức Friday March 24th, 2023