Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7

Sunday February 5th, 2023 Blog, Tin tức

Bạn có gặp khó khăn trong việc sao chép và chuyển dữ liệu từ máy tính này sang một máy tính khác không. Công việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng có lẽ sẽ rất mất thời gian và công sức nếu phải sao chép và đồng bộ một lượng dữ liệu lớn. Đặc biệt là với những định dạng dữ liệu không tương thích với các thiết bị lưu trữ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Vậy giải pháp là gì?

Syncthing chính là giải pháp cứu tinh cho công việc đồng bộ dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Vậy cụ thể thì Syncthing là gì, có các tính năng nào và làm sao để cài đặt? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay tại bài viết hôm nay nhé!

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7 2

Giới thiệu tổng quát về Syncthing

Syncthing là gì?

Syncthing là một chương trình đồng bộ hóa tập tin, mã nguồn mở, có thể đồng hóa tập tin giữa hai hoặc nhiều máy tính cùng một lúc. Nó có một cấu hình và giao diện dễ sử dụng. Người dùng có thể lựa chọn việc dữ liệu có được chia sẻ cho bên thứ ba hay không. Vì vậy các dự liệu được đồng bộ sẽ được đảm bảo an toàn tương đối.

Các tính năng của Syncthing là gì?

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7 3

Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật

  • Không có dữ liệu nào của bạn sẽ được lưu trữ ngoài máy tính của bạn. Sẽ không có máy chủ trung tâm nào có thể bị xâm phạm một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
  • Tất cả những thông tin liên lạc của bạn sẽ được bảo mật bằng TLS để ngăn chặn tin tặc lấy cắp thông tin hoặc quyền truy cập vào dữ liệu của bạn.
  • Mỗi thiết bị được xác thực bằng một mật mã mạnh. Chỉ có thiết bị bạn cho phép mới được quyền kết nối với thiết bị khác hoặc máy chủ của bạn.

Sử dụng dễ dàng

  • Bạn có thể nhanh chóng đồng bộ hóa nhiều thư mục mà bạn mong muốn với nhiều máy tính khác nhau. Bạn có thể chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng cho khách hàng và đối tác của mình. Hoặc bạn có thể chỉ chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị của bạn.
  • Hệ điều hành và các phần mềm hỗ trợ của Syncthing có thể hoạt động trên hầu hết các thiết bị máy tính chạy trên hệ điều hành Mac OS X, Windows, Linux, FreeBSD, Solaris, OpenBSD và nhiều hệ điều hành khác. Bạn có thể chạy chương trình trên một thiết bị máy tính và đồng bộ dữ liệu với các thiết bị khác.
  • Syncthing không cần một địa chỉ IP hoặc một cấu hình nâng cao. Nó chỉ hoạt động thông qua mạng LAN và qua hệ thống internet. Mỗi một thiết bị sẽ được xác định bởi một địa chỉ IP nên có thể sao lưu dữ liệu mà không cần một địa chỉ IP riêng cho Syncthing.

Hướng dẫn cài đặt Syncthing Server – Server trên CentOS 7

Tại bài viết hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc cách cài đặt Syncthing Server phiên bản 1.1.0 trên 2 server CentOS 7. Bạn đọc có thể làm theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1. Tải phiên bản Syncthing từ nhà cung cấp hoặc từ Github.

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7 4

Bước 2. Giải nép tệp tin đã tải về máy.

Bước 3. Sao chép tệp tin từ tệp vừa mới tải nén vào "/usr/bin/".

Bước 4. Sao chép tệp tin "etc/linux-systemd/systemsyncthing@.service" trong thư mục vừa giải nén vào một thư mục có tên là "/etc/systemd/system".

Bước 5. Tiến hành chạy chương trình Syncthing. Bạn có thể sử dụng lệnh "systemctl start syncthing@myuser.service".

Lựa chọn tên người dùng là tên mà bạn muốn chạy Server và gắn quyền sở hữu cho tệp tin được đồng bộ.

Bước 6. Truy cập vào tệp tin theo đường dẫn sau:  /var/lib/myuser/.config/syncthing

Hãy sửa tệp tin config.xml với tài khoản người dùng trong đường dẫn là user bạn đã cài đặt. Sửa trường địa chỉ từ 127.0.0.1:port thành 0.0.0.0:port để bạn có quyền truy cập vào giao diện cấu hình trên website.

Bước 7. Tạm dừng vào khởi động lại hệ thống.

Bước 8. Mở các Port của Syncthing trên filewall (22000/tcp, 8384/tcp).

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7 7

Bước 9. Truy cập vào giao diện của Syncthing Server tại đường link sau đây:

http://ipserver:port

Bước 10. Cài đặt kết nối trên các Server để đồng bộ tệp tin. Tệp tin gốc mà bạn cài đặt có thể cài đặt trong file config.xml ở bước 6.

Bước 11. Tùy chỉnh cấu hình trên giao diện của website theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hướng dẫn cài đặt của Syncthing tại trang web chính thức của Syncthing tại đường link sau: https://docs.syncthing.net/

Syncthing là gì? Hướng dẫn cài đặt Syncthing “Server – Server” trên CentOS 7 8

Vậy là bạn đã hoàn tất các bước cài đặt Syncthing Server trên Centos 7. Nếu bạn đọc có trục trặc hoặc không thực hiện được các bước hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu những thông tin chi tiết về  Syncthing cũng như cách cài đặt Syncthing Server trên Centos 7. Với  Syncthing bạn có thể dễ dàng tự động đồng bộ tập tin từ máy chủ này sang một máy chủ khác một cách đơn giản và nhanh chóng.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn, bạn có thể lựa chọn các tùy chọn và cài đặt tương ứng trong bảng điều khiển. Hy vọng rằng với những hướng dẫn trong bài viết hôm nay, bạn có thể dễ dàng sao lưu dữ liệu và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website

Bộ 3 plugin TENTEN tặng hoàn toàn miễn phí cho tất cả các khách hàng gồm:

  • Rank Math Pro - Tối ưu SEO
  • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify - Nén dung lượng ảnh

Áp dụng khi Đăng ký mới Hosting/ Email Server!

Sở hữu ngay bộ 3 công cụ giúp website của bạn ONTOP GOOGLE!

NHẬN BỘ PLUGIN SEO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Syncthing”

Syncthing iOS Relays syncthing Syncthing Synology Syncthing là gì
How to use Syncthing Syncthing docker Pydio
Sync open source

Bài liên quan

Recommended Articles for you

  • 3 cách cài đặt và sử dụng plugin Really Simple SSL cho WordPress

    Blog, Tin tức Wednesday April 24th, 2024
  • SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    Blog, Tin tức Wednesday April 24th, 2024

Do not have missed that article?

  • 3 cách cài đặt và sử dụng plugin Really Simple SSL cho WordPress

    Blog, Tin tức Wednesday April 24th, 2024
  • SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    Blog, Tin tức Wednesday April 24th, 2024
  • Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Blog, Tin tức Wednesday April 24th, 2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    Top 5 nhà cung cấp phần mềm chữ ký số hàng đầu (Update liên tục)

    Blog, Tin tức Tuesday April 23rd, 2024