Mọi doanh nghiệp đều cần có một website hút khách để thành công, nhưng tăng traffic website và lôi kéo người xem tiếp tục quay lại dường như ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh ngày nay, khi mà internet đã trở nên "bão hòa" về mặt nội dung và số lượng quá lớn các website xuất hiện mỗi ngày.
Tất nhiên, vẫn có những yếu tố cần xem xét để giúp tăng traffic website của bạn một cách ổn định. Hãy cùng Z.com tìm hiểu tiếp nhé!
Xem thêm: Layout website là gì? 4 loại layout website phổ biến bạn cần biết
MiraWEB - Tạo website tự động bằng AI trong 30 giây
Traffic website là gì?
Traffic website, hay lưu lượng truy cập trang web, là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng người dùng truy cập và tương tác với một trang web trong một khoảng thời gian nhất định. Traffic website được đo lường thông qua các công cụ phân tích web như Google Analytics, giúp chủ sở hữu trang web hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng, bao gồm số lượng người truy cập, trang mà họ ghé thăm, thời gian họ ở lại trên trang, và nguồn gốc của lưu lượng truy cập (ví dụ: từ công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, hoặc truy cập trực tiếp).
Có hai loại traffic chính: organic traffic (lưu lượng tự nhiên) đến từ kết quả tìm kiếm không phải trả tiền, và paid traffic (lưu lượng trả tiền) đến từ quảng cáo trực tuyến. Hiểu, quản lý tốt, và áp dụng những chiến thuật tăng traffic website hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa hiệu suất trang web, cải thiện trải nghiệm người dùng, và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.
5 bí kíp tăng traffic website
Đảm bảo website đạt hiệu suất cao theo tiêu chí của Google
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến traffic website là nó được Google xếp hạng ra sao, và làm cách nào để càng nhiều người tìm thấy nó càng tốt - hay nói ngắn gọn là: website của bạn hoạt động hiệu quả đến đâu. Thuật toán mới nhất của Google đề cao chỉ số "Core Web Vitals" trong việc đánh giá hiệu suất website.
Một số yếu tố chủ chốt quyết định một website có hiệu suất cao hay không:
- Nội dung chính của trang nạp có nhanh không? Google đề xuất thời gian tối đa là 2.5 giây để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
- Trang có phản ứng nhanh nhạy khi người dùng muốn tương tác với nó không?
- Trang có ổn định về mặt hình ảnh không? Bố cục nội dung trên trang có thường bị xáo trộn ngoài dự kiến không?
Muốn tăng traffic website, bạn cần đạt được các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên các yếu tố này đều nặng tính kỹ thuật, nên bạn cần tìm một công ty đánh giá hiệu suất cho website của mình. Việc đánh giá thường miễn phí, và kết quả sẽ được trả về trong vài ngày làm việc. Một số dịch vụ phổ biến là: RebelMouse, eRanker, và WebsiteGrader.
Đảm bảo áp dụng các kỹ thuật SEO cơ bản
Google nắm trong tay phần lớn referral traffic trên internet, và bạn nên tận dụng điều này nếu muốn tăng traffic website. Tin tốt là bạn có thể giúp website thể hiện tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm bằng cách tạo nội dung chất lượng, mang lại giá trị cho người đọc.
Google được tối ưu hóa để tìm nội dung "tốt nhất" trên web, tuy nhiên vẫn có những mẹo để đảm bảo nội dung của bạn lọt top và qua đó tăng traffic website của bạn:
- Viết nội dung dạng dài: nội dung dài, nguyên bản, sẽ được xếp hạng cao hơn nội dung ngắn, cô đọng. Những bài viết chuyên sâu và đáng tin cậy là nền tảng tạo nên nội dung chuẩn SEO.
- Sản xuất nội dung chất lượng: Google liên tục cập nhật thuật toán, khiến việc tăng traffic website trở nên khó lường, gây hoang mang cho nhà sáng tạo nội dung khi một sáng thức dậy bỗng thấy website bị tụt hạng không tưởng. Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi: cách tăng hạng tốt nhất là tạo nội dung ý nghĩa, phục vụ tốt nhu cầu người đọc.
- Tối ưu URL: một trong những cách tốt nhất để đảm bảo nội dung được xếp hạng cao là dùng URL ngắn và dễ hiểu.
- Khắc phục link hỏng: đảm bảo mọi URL trong bài viết vẫn hoạt động tốt. URL hỏng khiến thứ hạng trang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và chẳng ai muốn điều này khi tìm cách tăng traffic website cả.
- Dùng title H1 và miêu tả meta phù hợp.
Đa dạng hóa chiến lược marketing
Vì internet hiện đang trong tình trạng "bão hòa" nội dung, nên muốn tăng traffic website, bạn phải hiểu được người đọc thông qua kết nối với họ ngay tại nơi và lúc mà họ tiêu thụ nội dung, và sử dụng những chiến lược marketing đa dạng để thu hút sự chú ý từ khách hàng, như: email, SMS, đánh gía của khách hàng.
Tận dụng tiếp thị liên kết
Theo ước tính, khoảng 95% số đơn hàng sẽ được đặt thông qua mạng internet vào năm 2040. Để đạt được mục tiêu này, tăng traffic website là điều tối quan trọng, và nếu trang của bạn không phải là một trang thương mại điện tử, thì cách tốt nhất là sử dụng tiếp thị liên kết.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một hình thức marketing trực tuyến trong đó doanh nghiệp trả hoa hồng cho các cá nhân hoặc tổ chức (được gọi là nhà tiếp thị liên kết) khi họ giới thiệu khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Nhà tiếp thị liên kết sẽ quảng bá sản phẩm thông qua các liên kết đặc biệt và nhận được một phần doanh thu hoặc khoản tiền cố định cho mỗi lần khách hàng thực hiện hành động mong muốn (như mua hàng, đăng ký dịch vụ) thông qua liên kết đó. Đây là một hình thức hợp tác đôi bên cùng có lợi, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và nhà tiếp thị liên kết kiếm thêm thu nhập. Với chủ website, tiếp thị liên kết sẽ góp phần đáng kể trong tăng traffice website!
Ưu tiên bảo mật website
Tạo ra một môi trường bảo mật, hiệu suất cao, với độ tin cậy hàng đầu là yêu cầu mà mọi trang web cần đạt được nếu muốn thành công. Có nghĩa là muốn tăng traffic website, bạn cần xây dựng một website với công nghệ hiện đại, sử dụng hạ tầng đáng tin cậy.
Bạn thường nghe về những lỗ hổng bảo mật tác động đến hàng ngàn website bởi sử dụng các CMS mã nguồn mở như WordPress và các plugin đã tồn tại từ những năm 2000. Chúng là những điểm yếu chí mạng đối với website!
Để đảm bảo bảo mật website và từ đó tăng traffic website, hãy tìm kiếm các nền tảng xuất bản nội dung với dịch vụ khách hàng 24/7 và minh bạch về các phương thức bảo mật hệ thống của họ.
MiraWEB - Tạo website tự động bằng AI trong 30 giây
Bài liên quan
- So sánh chi tiết Wix và WordPress: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?
- Hướng dẫn cài đặt WordPress & những plugin thông dụng nhất
- Kinh nghiệm chống Spam WordPress hiệu quả cao cho người mới
- WordPress Multisite là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và thiết lập WordPress Multisite
- 7 thủ thuật cải thiện tốc độ website WordPress cho người mới
- Hướng dẫn test tốc độ website chi tiết và dễ thực hiện
- Litespeed là gì? Hướng dẫn tăng tốc website với Litespeed
- Check performance website là gì? Cách check nhanh nhất
- TTFB là gì? Hướng dẫn cải thiện TTFB cho website
- Một số công cụ Test Speed Website bạn không nên bỏ qua
- IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website
- Xoá website
- Ping là gì? Ý nghĩa thông số Ping, cách kiểm tra tốc độ mạng