kiểm tra domain

Kiểm tra domain là gì? 04 lợi ích kiểm tra domain website

Monday September 19th, 2022 Blog, Tin tức

Kiểm tra domain là gì? Tại sao phải kiểm tra tên miền trước khi đăng ký? Tên miền hiểu một cách đơn giản là địa chỉ của một website trên không gian mạng internet. Giống như địa chỉ nhà không thể trùng nhau thì tên miền cũng vậy, một tên miền đã được đăng ký sẽ không được đăng ký lại.

Trước khi đăng ký một tên miền bạn phải kiểm tra xem tên miền đó đã được đăng ký hay chưa? Việc kiểm tra tên miền cũng đem lại nhiều lợi ích khác, những lợi ích đó là gì? Làm sao để kiểm tra domain name? Mời bạn cùng theo dõi ngay tại bài viết hôm nay nhé!

kiểm tra domain

Hướng dẫn kiểm tra domain cực đơn giản

1.Tại sao phải kiểm tra domain

1.1. Tên miền là gì?

Như đã giới thiệu trong phần mở đầu, tên miền là một địa chỉ. Trong ngành công nghệ thông tin, người ta thường dùng dãy các chữ số để định danh một thiết bị hoặc một website. Dãy số đó được gọi là địa chỉ IP.

Địa chỉ IP của mỗi website thường rất khó nhớ, vì thế người ta sử dụng tên miền để thay thế cho địa chỉ IP này giúp cho người dùng dễ dàng truy cập vào website hơn.

1.2. 04 Lợi ích của việc kiểm tra domain name

Kiểm tra tên miền đem lại nhiều lợi ích khác nhau, sau đây là điểm qua 04 lợi ích khi làm việc này:

1.2.1. Kiểm tra xem tên miền đã được đăng ký hay chưa

Bạn mất bao lâu để suy nghĩ và lựa chọn một tên miền cho website của mình. Chắc hẳn đó là một khoảng thời gian khá lâu phải không? Nhưng làm thế nào nếu bạn đã quyết định lựa chọn tên miền nhưng tên miền đó lại được đăng ký rồi.

Nếu tên miền đã được đăng ký thì bao nhiêu kế hoạch và dự định đã ấp ủ liên quan đến website sẽ bị ảnh hưởng phải không. Vì vậy việc kiểm tra domain trong quá trình lựa chọn, đặt tên cho website vô cùng quan trọng. Giúp bạn có thể biết được xem tên miền đó đã có người lựa chọn hay chưa.

1.2.2. Lựa chọn tên miền thích hợp, tránh gặp phải rủi ro

kiểm tra domain 2

04 lợi ích của việc kiểm tra tên miền là gì?

Khi kiểm tra domain kỹ lưỡng bạn còn nhận được một lợi ích khác nữa đó là tránh gặp phải những rủi ro, thiệt hại về kinh tế. Khi kiểm tra xem một tên miền đã được đăng ký chưa bạn có thể lựa chọn tên miền cho mình một cách an toàn.

Để hình dung điều này hãy xem một ví dụ:

Bạn đang kinh doanh dịch vụ sim mạng và bạn lựa chọn tên miền là simmangsodep.vn. Tuy nhiên khi kiểm tra bạn thấy đã có người đăng ký tên miền simmangsodep.com.vn.

Nếu bạn tiếp tục đăng ký tên miền là simmangsodep.vn thì có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nào? Đó là việc khách hàng sẽ nhầm lẫn trang web của bạn với một trang web đã được đăng ký trước đó.

Khách hàng có thể sẽ liên hệ với một đối tác kinh doanh khác mà không phải là bạn nếu họ không may truy cập nhầm vào trang web kia.

Vậy việc kiểm tra tên miền giúp bạn tránh những trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc này phải không?

1.2.3. Kiểm tra domain giúp lựa chọn ngành nghề kinh doanh hiệu quả

Nếu bạn chưa lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh thì việc kiểm tra domain sẽ giúp bạn định hướng rất hiệu quả. Kiểm tra domain giúp bạn tìm được xu hướng và nhu cầu kinh doanh trên thị trường hiện nay. Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực được nhiều người quan tâm bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp. 

1.2.4. Kiểm tra domain name giúp dự trù kinh phí

kiểm tra domaine 3

Kiểm tra thông tin tên miền giúp bạn dự trù được kinh phí cho website

Kiểm tra domain web giúp bạn dự trù kinh phí, tại sao lại như vậy. Khi kiểm tra tên miền, bạn sẽ biết được nhiều thông tin liên quan đến chi phí đăng ký, duy trì và các chi phí phát sinh khi sử dụng tên miền đó.

Đây là một lợi ích vô cùng quan trọng, bởi nó giúp bạn biết được rằng để một website hoạt động thì cần ít nhất là những chi phí nào. Khi có sẵn một mức kinh phí cố định bạn sẽ dễ dàng dự trù và chuẩn bị để duy trì hoạt động của website.

2.Hướng dẫn cách kiểm tra domain trên máy tính

Có nhiều cách để kiểm tra domain trên máy tính. Nhưng không phải ai cũng biết đến những cách này. Bạn đọc có thể kiểm tra domain trên máy tính theo hướng dẫn sau đây nhé:

2.1. Kiểm tra domain quốc tế

Để kiểm tra tên miền quốc tế trên máy tính bạn làm theo hướng dẫn sau đây: 

Bước 1: Truy cập website https://whois.domaintools.com/

kiểm tra domain 4

Truy cập website Whois để kiểm tra tên miền quốc tế

Bước 2: Nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra vào ô “Tìm kiếm tên miền”.

Bước 3: Click vào biểu tượng Search.

Bước 4: Nhận kết quả kiểm tra tên miền.

Sau khi hệ thống kiểm tra xong, bạn sẽ nhận được những thông tin liên quan đến tên miền mà bạn đã tìm kiếm.

2.2. Kiểm tra domain Việt Nam

Với tên miền Việt Nam bạn có thể kiểm tra theo cách tương tự với cách kiểm tra tên miền quốc tế. Bạn cũng truy cập vào website https://whois.domaintools.com/ và làm theo những hướng dẫn trên.

Ngoài ra, nếu bạn đăng ký tên miền tại một website cung cấp bạn cũng có thể kiểm tra trực tiếp tại website của nhà cung cấp đó.

kiểm tra domain

Kiểm tra thông tin tên miền trực tiếp tại trang web của nhà cung cấp tên miền

Với một thiết bị truy cập mạng bạn hoàn toàn có thể kiểm tra domain Việt Nam và quốc tế phải không. Việc kiểm tra tên miền mang lại nhiều lợi ích nên bạn đừng quên bước quan trọng này trước khi đăng ký tên miền nhé.

Trên đây là bài viết chia sẻ với bạn đọc cách kiểm tra domain web miễn phí trên máy tính. Việc kiểm tra tên miền đem lại những lợi ích khác nhau như được phân tích tại bài viết này. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Tên miền .VN chỉ từ 20K | Tên miền quốc tế chỉ từ 25K

Ưu đãi đặc biệt khi đăng ký tên miền tại TENTEN:

  • Tên miền tiếng Việt chỉ 20k/domain khi mua từ 2 domain trở lên
  • .VN -100% giá dịch vụ + hoàn 55k/domain
  • .COM/.NET 98k năm đầu khi mua từ 2 năm/ 198k khi mua 1 năm
  • Tên miền quốc tế khác chỉ từ 25k/domain

NHẬN ƯU ĐÃI TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề "kiểm tra domain"

Check domain WHOIS domain
Pavietnam Check domain info
Cách kiểm tra website lừa đảo Check miền nro
Kiểm tra chủ sở hữu tên miền
Cách kiểm tra nguồn gốc trang web

Bài liên quan

Tên miền id.vn là gì? Lợi ích khi sử dụng tên miền id.vn

Tên miền io.vn tên miền trending của giới công nghệ

Vòng Đời Tên Miền Việt Nam Và Quốc Tế – Cập Nhật 2022

Quy định vòng đời tên miền quốc tế phổ biến tại Z.com

Recommended Articles for you

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức Friday April 19th, 2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức Thursday April 18th, 2024

Do not have missed that article?

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức Friday April 19th, 2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức Thursday April 18th, 2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    (Từ A-Z) Chữ ký số là gì? 5 Điều cần biết về E-sign

    Blog, Tin tức Wednesday April 17th, 2024
  • SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    Blog, Tin tức Tuesday April 16th, 2024