aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel

03/02/2023 Blog, Tin tức

aaPanel là gì? aaPanel có ý nghĩa như thế nào? Có những thao tác thông dụng nào trên aaPanel mà bạn cần biết? Hãy cùng Z.com Cloud tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

aaPanel là gì?

aaPanel được hiểu là một phiên bản quốc tế hóa của BAOTA Panel. aaPanel là một web hosting control panel miễn phí với đầy đủ các tính năng nổi bật không hề thua kém bản gốc BAOTA Panel.

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 2

aaPanel có đặc điểm gì?

Khi sử dụng aaPanel, bạn cần biết đặc điểm nổi bật của hosting control panel này đó là:

  • aaPanel có dung lượng rất nhẹ, chỉ yêu cầu VPS Linux 512MB RAM để sử dụng mà thôi
  • Dễ dàng sử dụng, cài đặt với các thao tác đơn giản
  • Người dùng có thể chỉnh sửa cấu hình PHP, Webserver trực tiếp trên giao diện.
  • Có sẵn thư viện App Store giúp dễ dàng cài đặt Redis, Memcached, Google Drive…
  • Quản lý tập tin với File Manager
  • Hỗ trợ code editor rất tiện lợi và nhanh chóng
  • Cấu hình bảo mật VPS, Webserver đơn giản
  • Hỗ trợ backup website lên Google Drive, Amazon S3, FTP,…
  • Có cộng đồng hoạt động sôi nổi, dễ dàng trao đổi và giao lưu
  • Nhiều tài liệu để tham khảo sử dụng

Vai trò của aaPanel

aaPanel có vai trò quan trọng cho người dùng công nghệ như là:

  • Hỗ trợ những chức năng đơn giản mà bất kỳ panel nào cũng có
  • Hỗ trợ như quản lý Web, FTP, Database, File.
  • Hỗ trợ cho các hệ điều hành CentOS, Ubuntu, Debian, Fedora.

Hướng dẫn cài đặt AAPanel nhanh nhất

Trước khi cài đặt AAPanel, cần lưu ý

Tiêu chí của aaPanel

VPS/Server của bạn cần có:

  • RAM từ 512MB trở lên (tốt nhất là từ 768MB để hoạt động ổn định nhất)
  • Sử dụng hệ điều hành CentOS 7.1+, Ubuntu 16.04+, Debian 9.0+ chưa được cài bất cứ phần mềm control panel hoặc webserver nào.

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 3

Các bước cài đặt aaPanel nhanh nhất

aaPanel hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau với cách cài đặt cũng tương đối giống nhau. Và các bước anh em cần làm như sau:

Bước 1: Các bạn remote vào vps

Trên Linux/Mac, bạn sử dụng lệnh sau: ssh root@ipaddressofvps

Hoặc

CentOS

yum install -y wget && wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install_6.0_en.sh && bash install.sh

Ubuntu

wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu_6.0_en.sh && sudo bash install.sh

Debian

wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu_6.0_en.sh && bash install.sh

Sau đó chạy command sau, lấy từ trang chủ, sau đó chạy command để cài đặt aapanel như sau:

# wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu-en.sh && sudo bash install.sh

Bạn click Chọn y, sau 12 phút chờ đợi thì việc cài đặt củng hoàn thành, khá lâu so với chính chủ thông báo trên aaPanel. Nhận được thông tin rồi, tiến hành login vào control panel với thông tin output trên màn hình.

Bước 2: Cài đặt web server với mô hình LNMP/LAMP

Sau khi cài đặt xong aaPanel thì các bạn hãy login vào portal. Bạn lựa chọn cài đặt web server theo 2 mô hình chạy Apache hoặc là Nginx + php-fpm.

Nhưng chính aaPanel cũng đề nghị các bạn dùng mô hình LNMP để đảm bảo hiệu quả.

Bạn cũng cần chọn LNMP với các phiên bản sau:

  • PHP 7.2
  • Method: Fast
  • NGINX – TEngine 2.2
  • MySQL MariaDB 10.2

Tiến hành chọn version của Software cần cài đặt rồi click chọn latest version hết. Đặc biệt aaPanel là cho phép người dùng lựa chọn cài đặt software bằng cách compiled từ source code, download các package được đóng gói sẵn bằng công cụ quản lý cài đặt.

Click vào One-click, xem output lên giao diện luôn nhé. Sau đó, bạn quan sát cột bên trái sẽ thấy được trạng thái đã cài đặt rồi (Setting| Uninstall), chưa cài đặt (install), đang tiến hành cài đặt (installing) và cuối cùng là (Waiting for installing…).

Cho đến khi nào toàn bộ status báo là (Setting| Uninstall) hết thì ta đã cài đặt thành công các services trong bộ cài đặt LNMP rồi nhé.

Sau khi cài đặt xong bộ LNMP – (Linux nginx mysql php), thì đã hoàn tất

Bước 3: Hoàn tất

Lúc này, phần Software sẽ hiển thị những services, software đã cài đặt trong gói LNMP. Như vậy, bạn đã cài đặt aaPanel hoàn tất rồi.

Lưu ý là hãy làm đúng hướng dẫn. Hoặc bạn có thể liên hệ với những người có chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời và nhanh nhất.

Các thao tác với aaPanel

Ngoài ra khi sử dụng aaPanel, có những thao tác bạn cần lưu ý là:

Thêm domain trong aaPanel

Để thêm domain, bạn làm theo các bước:

  • Đến giao diện quản lý, chọn phần website

 8

  • Tiếp đến chọn Add site

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 5

  • Tại Add site, nhập tên website muốn tạo, phần FTP và Database sẽ tạo sau, phiên phản PHP phù hợp, sau đó submit.
  • Tên miền vừa tạo sẽ ở được thêm ở dưới danh sách

Cách up code lên domain vừa tạo

  • Tại danh sách các domain, bạn click chọn phần đường dẫn Document root của domain muốn up code lên nhé.aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 6
  • Giao diện quản lý files sẽ hiện ra, và bạn cần phải xóa file index mặc định khi khởi tạo domain. Tích vào ô vuông bên cạnh tên file index, sau đó click ô Del.

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 7

  • Click chọn Upload và chọn upload file. Click chọn file muốn upload. Sau khi chọn xong file sẽ hiện lên ở giữa, click tiếp upload để xác nhận.
  • Đợi trạng thái file chuyển về uploaded tức là đã upload thành công.
  • Bạn vui lòng tích vào ô bên cạnh file vừa upload, và click chọn unzip để giải nén
  • Chỉnh sửa theo ý muốn rồi Confirm là Source code đã được upload thành công rồi nhé

Cách tạo Database

  • Đến trang Home, chọn phần Database

aaPanel là gì? Những thao tác thông dụng nhất trên aaPanel 4

  • Click chọn Add Database
  • Các bạn nhập thông tin về DBName, DBUser và Password (Nhớ lưu thông tin này lại), sau đó submit.

 9

Kết luận

Với bài viết trên, Z.com Cloud đã gửi đến các bạn những thông tin hữu ích nhất aaPanel là gì và những thao tác thông dụng nhất như đổi web server sang Openlitespeed, cách cấu hình backup lên google drive trên aaPanel cho bạn. Hãy cân nhắc tham khảo khi muốn đăng ký sử dụng dịch vụ tại đây nhé.

Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website

Bộ 3 plugin TENTEN tặng hoàn toàn miễn phí cho tất cả các khách hàng gồm:

  • Rank Math Pro - Tối ưu SEO
  • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify - Nén dung lượng ảnh

Áp dụng khi Đăng ký mới Hosting/ Email Server!

Sở hữu ngay bộ 3 công cụ giúp website của bạn ONTOP GOOGLE!

NHẬN BỘ PLUGIN SEO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “aaPanel”

Default port aapanel
Cách dụng aaPanel Install aaPanel aaPanel GitHub
Uninstall aapanel Command install aapanel Reinstall aapanel aaPanel Exploit

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức 27/03/2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức 25/03/2023

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức 27/03/2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức 25/03/2023
  • RAID là một dạng phần cứng trong thiết bị khá phổ biến hiện nay. Vậy RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Tìm hiểu ngay cùng với Z.com Cloud ngay trong bài viết dưới đây để hiểu được phân loại RAID cũng như được hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới sử dụng nhé. Tìm hiểu: RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Đầu tiên, mời các bạn đọc theo dõi về RAID là gì trước khi biết cách sử dụng nó nhé. RAID là gì? Redundant Arrays of Independent Disks hay viết tắt RAID là hình thức gộp rất nhiều những ổ đĩa cứng vật lý trở thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng. Từ đó những hệ thống ổ đĩa cứng này sẽ có khả năng gia tăng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng. Kỹ thuật lưu trữ RAID Kỹ thuật lưu trữ RAID sẽ được phân chia thành 3 loại như sau: ● Mirroring: đây là một kỹ thuật lưu trữ trong đó các bản sao dữ liệu giống hệt nhau được lưu trữ trên các thành viên RAID ở cùng một thời điểm. ● Parity: đây là kỹ thuật lưu trữ được sử dụng các phương pháp phân loại và tổng kiểm tra. Parity sẽ sử dụng một hàm chẵn lẻ nhất định được tính cho các khối dữ liệu. Trường hợp xảy ra lỗi gì hay thiếu sót gì thì sẽ được cung cấp khả năng chịu lỗi RAID. ● Striping: là kỹ thuật phân chia dải, tức là tách luồng dữ liệu thành các khối có kích thước nhất định rồi mới viết từng khối này qua từng RAID. RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up? Nhiều người sử dụng RAID thường hay thắc mắc RAID có thể thay thế cho backup không? Câu trả lời là tùy vào loại RAID mà bạn sử dụng. Trừ RAID 0 đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Tất cả các RAID khác đều có thể thực hiện một cách tốt nhất nhất. Trong đó, mạnh mẽ nhất chính là hệ thống RAID 6 còn sống sót ngay khi 2 drive đồng thời chết. Cách phân loại RAID theo cấp độ Hiện tại RAID đang được chia làm 7 cấp độ khác nhau, với những tính năng riêng biệt, cùng tìm hiểu về loại ngay trong nội dung dưới đây: - RAID 0: là RAID ít nhất là 2 ổ đĩa (cũng có thể dùng 1 ổ đĩa). Theo đó tổng quát ta sẽ có n ổ đĩa (n >= 2) và những đĩa phải cùng loại với nhau. - RAID 1: đòi hỏi có ít nhất 2 đĩa cứng để có thể làm việc. Dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp vào 2 ổ giống hệt với nhau (Mirroring). Đối với trường hợp 1 ổ gặp trục trặc thì sẽ không ảnh hưởng đến ổ còn lại - RAID 2 sử dụng dùng 1 thứ giống như stripe có parity để stripe với cấp độ bit và phân bố thông qua nhiều những ổ đĩa dự phòng cũng như ổ đĩa dữ liệu. - RAID 0+1: dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật striping và mirroring với khả năng hiệu năng RAID 0 và khả năng chịu lỗi RAID 1 - RAID 5 là hệ thống sử dụng cả kỹ thuật phân stripe và parity nhưng yêu cầu tối thiểu 3 ổ cứng. - RAID 6 t nhất 4 drive và có thể chịu được 2 drive đồng thời và hoạt động tương tự RAID 5 - RAID1E: là loại sử dụng cả hai kỹ thuật striping và mirroring , có thể tồn tại lỗi của một đĩa thành viên hoặc bất kỳ số lượng đĩa không liền kề nào cả - RAID 5E: loại biến thể của bố cục RAID 5 - RAID cấp độ 2,3,4,7 còn tồn tại nhưng không phổ biến Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới khá đơn giản như sau: Cách thứ 1: Triển khai phần cứng Hiện nay thì RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng. Theo đó về cơ bản sẽ có 2 lựa chọn là: ● Chip RAID không quá đắt nhưng vẫn có khả năng tích hợp trực tiếp vào trong bo mạch chủ. ● Bộ điều khiển RAID phức tạp độc lập với chi phí mắc hơn nhưng hoàn toàn có thể trang bị CPU riêng, bộ nhớ đệm sao lưu bằng pin và thông thường sẽ hỗ trợ trao đổi nóng. Cách thứ 2: Triển khai phần mềm Phần mềm RAID là giải pháp RAID tiết kiệm chi phí nhất. Theo đó hầu hết tất cả các hệ điều hành phổ biến như Windows đều có thể tích hợp nhằm tạo RAID. Tuy nhiên phần mềm RAID sẽ không thực hiện việc trao hot swap, do đó không thể dùng phần mềm nếu cần tính liên tục, ổn định hơn. Cả 2 cách triển khai RAID đều khá là đơn giản. Xét vào mục đích sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình hình thức phù hợp nhất. Kết luận Như vậy, thông qua bài viết về RAID là gì? Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả, Z.com Cloud chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Đây là hệ thống lý tưởng được nhiều người dùng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có thể triển khai một cách suôn sẻ và hiệu quả nhé.

    Phân biệt các loại RAID & Hướng dẫn cấu hình RAID cực nhanh

    Blog, Tin tức 24/03/2023
  • CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    Blog, Tin tức 24/03/2023