DNS Domain Check là gì? Trên thực tế, DNS Domain Check rất hữu ích cho những nhà phát triển website cho thương hiệu kinh doanh. Nếu website của bạn bị lỗi các vấn đề liên quan đến DNS hay tên miền thì sẽ dẫn đến nhiều hậ quả. Người dùng không thể truy cập vào trang web của bạn hoặc có thể truy cập nhưng không đúng website.
Các chức năng của DNS Domain Check rất hữu ích trong việc phát hiện và nhanh chóng giải quyết những vấn đề vừa nêu trên. Chắc hẳn bạn đọc rất quan tâm đến việc hoạt động của website?
Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về DNS Domain Check hay DNS Domain Name System chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tại bài viết hôm nay! Mời bạn đọc cùng theo dõi.
DNS Domain Check là gì?
DNS Domain Check hay DNS Domain là gì? DNS Domain Check là một hệ thống được sử dụng để xác định máy tính và các tài nguyên có thể truy cập vào một địa chỉ tên miền hay không. DNS đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi địa chỉ tên miền thành một địa chỉ IP để máy chủ có thể nhận dạng được website mà người dùng muốn truy cập.
DNS hoạt động bằng cách liên kết các tên miền với các dạng thông tin khác. Việc mã hóa và giải mã các địa chỉ IP thành địa chỉ tên miền giúp cho người dùng, máy tính và máy chủ có thể dễ dàng truy cập vào các website một cách chính xác.
DNS Domain hoạt động như thế nào?
DNS Domain Name System hoạt động như thế nào?
Để biết cách hoạt động của DNS Domain như thế nào trước tiên mời bạn đọc cùng tìm hiể một số nguyên tắc hoạt động của DNS Domain nhé!
DNS Domain hoạt động giống như nguyên tắc phân giải tên miền. Quá trình phân giải DNS sẽ bao gồm một quy trình khép kín có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền thành một địa chỉ IP để máy tính có thể hiểu được.
Để giúp bạn dễ hình dung chúng tôi xin lấy ví dụ như sau:
Địa chỉ tên miền của Cloud.Z là https://cloud.z.com/vn/ đây là địa chỉ tên miền mà người dùng sẽ nhập vào thanh công cụ tìm kiếm trên website. Hệ thống máy tính sẽ làm thêm một bước đó là chuyển đổi địa chỉ này thành một dãy số được gọi là địa chỉ IP. Chẳng hạn một địa chỉ IP công cộng là 64.233.191.255.
Mỗi thiết bị trên internet sẽ có một địa chỉ IP và địa chỉ đó giúp tìm thiết bị. Địa chỉ IP cũng giống như địa chỉ nhà, giúp chúng ta tìm ra ngôi nhà đó, địa chỉ IP giúp hệ thống đưa người dùng đến đúng trang web mà họ cần đến.
Trên đây là một nguyên tắc hoạt động cơ bản và được giải thích đơn giản để mọi người có thể hiểu được. Cho dù bạn có biết nhiều thông tin về công nghệ hay không thì bạn vẫn có thể hình dung được cách hoạt động của dns domain lookup phải không.
Để nắm được quy trình đăng sau một chu trình phân giải DNS thì bạn cần phải tìm hiểu thêm các thành phần khác mà truy vấn DNS cần thực hiện. Đối với trình duyệt web, việc tra cứu DNS hầu hết được thực hiện dưới chế độ ẩn, không yêu cầu tương tác trực tiếp từ máy tính ngoài lệnh nhập tìm kiếm ban đầu.
4 DNS server liên quan đến tốc độ tải website
Hiện nay có 4 máy chủ DNS ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web của bạn. Biết được điều này sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng cũng như tăng trải nghiệm người dùng trên website. Bạn hãy ghi chú lại những DNS Server này để tìm hiểu và tối ưu nhé:
DNS Recursor
DNS Recursor được mệnh danh là một thủ thư trong thư viện. Là người được yêu cầu tìm một cuốn sách được đánh số trong thư viện. Nó là máy chủ được thiết kế và lập trình để tiếp nhận những truy vấn từ các máy tính của người dùng thông qua các ứng dụng hoặc các trình duyệt web.
Root Name Server
Root Name Server là bước đầu tiên trong quá trình phân giải tên miền. Để dễ hình dung về Root Name Server bạn có thể nhớ đến mã số được dán ở gáy của một quyển sách trong thư viện.
Dựa vào dãy số đó, thủ thư có thể tìm được chính xác cuốn sách nằm ở kệ nào, hàng nào và ở vị trí thứ mấy. Root Name Server giống như dãy số đó, nó được dùng để đưa người dùng đến đúng địa chỉ cụ thể.
TLD Name Server
TLD Name Server là máy chủ miền cấp cao nhất, nó được coi như một giá sách cụ thể trong thư viện. Máy chủ miền cấp cao nhất là bước tiếp theo trong quy trình phân giải tên miền. Nó sẽ tìm kiếm phần cuối cùng của tên miền. Ví dụ: trong tên miền cloud.z.com thì phần máy chủ TLD chính là phần “com”.
Authoritative Name Server
Authoritative Name Server là máy chủ định danh cuối cùng. Nó giống như một cuốn sách cụ thể trong thư viện được đặt ngay ngắn trên một giá sách. Trên sách có dán cụ thể mã định danh của sách giúp người thủ thư có thể tìm thấy cuốn sách ở đâu. Máy chủ định danh là điểm dừng cuối cùng trong quy trình phân giải tên miền.
Nếu máy chủ định danh có thẩm quyền, nó sẽ có quyền truy cập vào bản ghi được người dùng yêu cầu. Sau đó nó sẽ trả lại địa chỉ IP cho máy chủ được yêu cầu của DNS Recursor ban đầu. Sau đó quá trình tìm kiếm kết thúc.
Cách kiểm tra Whois Domain nhanh và đơn giản
Truy cập link Whois Domain Checker tại đây
Kết luận
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc những thông tin quan trọng liên quan đến DNS Domain Check, DNS Domain Free. Chúng tôi đã giới thiệu tổng cộng 4 DNS server liên quan đến tốc độ tải website.
Những DNS Server này sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang, là một trong những chỉ số mà nhà quản trị website rất quan tâm. Bạn đọc hãy lưu lại những thông tin cần thiết để sử dụng sau này. Chúc bạn sớm xây dựng một website thành công với tốc độ nhanh và hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Tên miền .VN chỉ từ 20K | Tên miền quốc tế chỉ từ 25K
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “DNS Domain Check”
DNS check
|
Check My DNS |
Check DNS IP | Check DNS server |
Bài liên quan
- Domain name system và những điều quan trọng cần phải biết
- IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website
- Những lợi ích vượt trội của domain services active directory
- Whois domain là gì? Cách kiểm tra nhanh chủ sở hữu tên miền
- Hướng dẫn đăng ký tên miền company domain chi tiết nhất 2022
- Domain WordPress là gì? Chi tiết từ A-Z về Domain WordPress
- Root domain là gì? Hướng dẫn đăng ký nhanh root domain
- Domain controller là gì? Phân loại và chức năng của domain controller
- Top level domain là gì? Phân loại tên miền cao cấp chi tiết
- Custom Domain là gì? 5 lợi ích lớn nhất của Custom Domain
- Hướng dẫn xác minh tên miền với Facebook Business và Google đơn giản
- Top 5 công cụ check lịch sử tên miền cực nhanh và đơn giản
- 5 cách kiểm tra thông tin tên miền nhanh nhất
- Những nguyên tắc bảo mật tên miền an toàn tuyệt đối từ Z.com Cloud
- Cách đăng ký tên miền miễn phí: Đơn giản, ai cũng làm được
- Tên miền là gì? Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ tên miền
- Cách mua Tên miền 1 ký tự: Độc đáo và đẳng cấp