Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux

Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux

02/02/2023 Blog, Tin tức

Log là gì? Những thông tin chi tiết về một số file log thông dụng và ý nghĩa của nó và cách xem file log sẽ được chúng tôi trình bày ngay dưới đây. Hãy để Z.com Cloud chia sẻ đến bạn đọc về log cũng như Syslog là gì? Rsyslog là gì?

Log là gì? Tổng quan về cách xem file log

Trước khi tìm hiểu về cách xem file log, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về log là gì nhé. Và tại sao lại có log trên linux?

Log là gì?

Log được hiểu là cách hoạt động ghi lại liên tục các thông báo về hoạt động của cả hệ thống hoặc của các dịch vụ được triển khai trên hệ thống và file tương ứng của nó.

Bạn có thể thấy log file thường là các file văn bản thông thường dưới dạng “clear text” tức là bạn có thể dễ dàng đọc được nó.

Cách xem file log là gì?

Do đó, để xem được file log thì bạn có thể sử dụng các trình soạn thảo văn bản như là vi, vim, nano….

Các trình xem văn bản thông thường như cat, tailf, head… cũng hỗ trợ bạn xem được file log.

Một số file log thông dụng và ý nghĩa của nó là rất quan trọng trong hệ thống linux mà người dùng nói chung và lập trình viên nói riêng nhất định phải có kiến thức cần biết.

Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux 2

Tổng quan Syslog là gì?

Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Syslog thật chi tiết từ A-Z ngay trong nội dung dưới đây.

Syslog là gì?

Syslog được hiểu là một giao thức client/server. Giao thức Syslog dùng để chuyển log và thông điệp đến máy nhận log. Hiện nay, máy nhận log thường được gọi là syslogd, syslog daemon hoặc syslog server và có thể gửi qua UDP hoặc TCP.

Các dữ liệu Syslog được gửi dạng cleartext. Syslog dùng port 514 mà bạn cần phải lưu ý.

Định dạng tin nhắn Syslog

Định dạng tin nhắn Syslog sẽ bao gồm 3 phần đó là:

  • PRI (giá trị ưu tiên được tính toán)
  • HEADER (với thông tin nhận dạng)
  • MSG (thông báo chính)

Với định dạng thông báo này, dữ liệu PRI được gửi qua giao thức nhật ký hệ thống “Syslog Protocol” đến từ hai giá trị số giúp phân loại thông báo. Đầu tiên là giá trị Facility value và là 15 giá trị được xác định trước hoặc các giá trị được xác định cục bộ khác nhau trong trường hợp từ 16 đến 23. Hiện nay, các giá trị này phân loại loại thông báo hoặc hệ thống nào đã tạo ra sự kiện.

Number

Facility description

0

Kernel messages

1

User-level messages

2

Mail System

3

System Daemons

4

Security Messages

5

Messages generated by syslogd

6

Line Printer Subsystem

7

Network News Subsystem

8

UUCP Subsystem

9

Clock Daemon

10

Security/Authorization Messages

11

FTP Daemon

12

NTP Subsystem

13

Log Audit

14

Log Alert

15

Clock Daemon

16 - 23

Local Use 0 - 7

Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux 3

Vai trò của Syslog

Vai trò của Syslog rất quan trọng. Giao thức này được sử dụng như một tiêu chuẩn, chuyển tiếp và thu thập log được sử dụng trên một phiên bản Linux.

Syslog cũng sẽ xác định mức độ nghiêm trọng (severity levels) cũng như mức độ cơ sở (facility levels) giúp người dùng hiểu rõ hơn về nhật ký được sinh ra trên máy tính của họ.

Giao thức syslog được dùng để:

  • Xác định kiến ​​trúc (Defining an architecture)
  • Định dạng tin nhắn (Message format)
  • Chỉ định độ tin cậy (Specifying reliability)
  • Xử lý xác thực hoặc xác thực thư (Dealing with authentication or message authenticity)

Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux 5

Tìm hiểu Rsyslog là gì?

Sau khi hiểu về Log, Syslog thì hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về Rsyslog nhé.

Rsyslog được hiểu như thế nào?

Rsyslog được mệnh danh là “The rocket-fast system for log processing”. Đây là một mã nguồn mở sử dụng trên Linux và được bắt đầu phát triển từ năm 2004 bởi Rainer Gerhards.

Rsyslog được dùng để chuyển tiếp các log message đến một địa chỉ trên mạng (log receiver, log server).

Tìm hiểu file cấu hình rsyslog.conf

Tìm hiểu file cấu hình rsyslog.conf hay /etc/syslog.conf. Đây chính là file text này cho biết những gì được log và log vào đâu. Mỗi dòng sẽ chứa đựng lời chỉ dẫn theo dạng facility.level action

Chi tiết từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux 6

Cơ chế hoạt động của Rsyslog

Hiện nay, Rsyslog thực hiện giao thức syslog cơ bản và sử dụng cơ chế TCP cho việc truyền tải log từ client tới server.

Rsyslog hiện nay chính là phần mềm được cài đặt sẵn trên hầu hết hệ thống Unix và các bản phân phối của Linux như là: Fedora, openSUSE, Debian, Ubuntu, Red Hat Enterprise Linux, FreeBSD…

Và Rsyslog cũng cung cấp tính năng lọc riêng cũng như tạo khuôn mẫu để định dạng dữ liệu sang định dạng tùy chỉnh.

Modules Rsyslog được thiết kế như thế nào?

Hiện nay, Rsyslog có thiết kế kiểu mô-đun cho phép chức năng được tải động từ các mô-đun. Trong Rsyslog bao gồm 6 modules cơ bản cho bạn lựa chọn:

  • Parser Modules
  • Output Modules
  • Input Modules
  • Message Modification Modules
  • String Generator Modules
  • Library Modules

Kết luận

Với bài viết trên của Z.com Cloud là “Từ A-Z về Log, Syslog, Rsyslog trên Linux”, chúng tôi hy vọng là đã gửi đến các bạn những thông tin hữu ích nhất về giao thức này. Đây là yếu tố quan trọng trong linux mà bạn nhất định phải biết nhé.

Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website

Bộ 3 plugin TENTEN tặng hoàn toàn miễn phí cho tất cả các khách hàng gồm:

  • Rank Math Pro - Tối ưu SEO
  • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify - Nén dung lượng ảnh

Áp dụng khi Đăng ký mới Hosting/ Email Server!

Sở hữu ngay bộ 3 công cụ giúp website của bạn ONTOP GOOGLE!

NHẬN BỘ PLUGIN SEO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Log, Syslog, Rsyslog”

Syslog Linux Syslog là gì Rsyslog là gì Rsyslog
Syslog ubuntu syslog-ng Syslog Server
Syslog Windows

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • 3 Cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và NĐ123

    3 Cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và NĐ123

    Blog, Tin tức 03/12/2023
  • Thủ tục hủy hóa đơn điện tử mới nhất kèm mẫu biên bản hủy hóa đơn

    Thủ tục hủy hóa đơn điện tử mới nhất kèm mẫu biên bản hủy hóa đơn

    Blog, Tin tức 01/12/2023

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • 3 Cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và NĐ123

    3 Cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và NĐ123

    Blog, Tin tức 03/12/2023
  • Thủ tục hủy hóa đơn điện tử mới nhất kèm mẫu biên bản hủy hóa đơn

    Thủ tục hủy hóa đơn điện tử mới nhất kèm mẫu biên bản hủy hóa đơn

    Blog, Tin tức 01/12/2023
  • Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử cần lưu ý điều gì? Khi nào cần lập?

    Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử cần lưu ý điều gì? Khi nào cần lập?

    Blog, Tin tức 30/11/2023
  • Quá trình lập và xuất hóa đơn điện tử hiện nay sẽ được thực hiện thông qua phần mềm hoặc hệ thống điện tử. Trong đó việc xuất hóa đơn điện tử sẽ giúp bạn dễ dàng lưu trữ, tra cứu các thông tin cần thiết. Vậy cụ thể quy trình lập xuất hóa đơn điện tử như thế nào, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Z.com để được hướng dẫn nhé. Hóa đơn điện tử K-Invoice Quý doanh nghiệp quan tâm nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử K-Invoice, vui lòng liên hệ Hotline: 024.7108.9999 hoặc ĐĂNG KÝ tại: DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Hướng dẫn cách lập hóa đơn điện tử Để lập hóa đơn điện tử, các nhà bán hàng cần thực hiện theo những bước đơn giản sau: Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử bằng cách nhập khẩu dữ liệu từ tệp Excel Bước 1. Tải và cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử trên máy tính hoặc thiết bị di động. Có nhiều phần mềm hóa đơn điện tử có sẵn trên thị trường, ví dụ như MISA meInvoice, E-invoice, Viettel S-invoice, FAST e-Invoice. Bước 2. Mở phần mềm hóa đơn điện tử và đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bước 3. Trong giao diện phần mềm, tìm và chọn tùy chọn "Nhập khẩu" hoặc "Import" để bắt đầu quá trình nhập khẩu dữ liệu từ tệp Excel. Bước 4. Chọn tệp Excel chứa dữ liệu hóa đơn mà bạn muốn nhập khẩu. Có thể có các tùy chọn để chỉ định sheet hoặc các trường dữ liệu cụ thể trong tệp Excel. Cách lập và xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 Bước 5. Kiểm tra và ánh xạ các trường dữ liệu trong tệp Excel với các trường tương ứng trong phần mềm hóa đơn điện tử. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu được nhập khẩu đúng cách và đầy đủ. Bước 6. Xác nhận và thực hiện quá trình nhập khẩu. Phần mềm sẽ xử lý dữ liệu từ tệp Excel và tạo ra các hóa đơn điện tử tương ứng. Bước 7. Kiểm tra lại các hóa đơn điện tử đã được tạo và đảm bảo rằng thông tin được nhập khẩu chính xác. Bạn có thể xem trước và chỉnh sửa các hóa đơn điện tử trước khi gửi đi. Lập hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm Bước 1. Tải và cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử trên máy tính hoặc thiết bị di động. Có nhiều phần mềm hóa đơn điện tử có sẵn trên thị trường cho bạn tham khảo như K-Invoice, MISA meInvoice, E-invoice, Viettel S-invoice, FAST e-Invoice. Bước 2. Đăng nhập vào phần mềm hóa đơn điện tử bằng tài khoản đã đăng ký trước đó. Bước 3. Tạo hóa đơn điện tử mới bằng cách chọn tùy chọn "Lập hóa đơn" hoặc "Tạo mới" trên giao diện phần mềm. Bước 4. Nhập thông tin cần thiết vào các trường thông tin trên hóa đơn điện tử, bao gồm thông tin về người bán, người mua, sản phẩm/dịch vụ, số lượng, giá cả, thuế GTGT, và các thông tin khác liên quan. Bước 5. Kiểm tra lại thông tin đã nhập và xác nhận tạo hóa đơn điện tử. Bước 6. Hệ thống sẽ tạo ra một mã số hóa đơn điện tử duy nhất và lưu trữ thông tin hóa đơn trong cơ sở dữ liệu của phần mềm. Bước 7. Sau khi tạo hóa đơn điện tử, bạn có thể gửi nó đến người mua hàng thông qua email hoặc cổng thông tin trực tuyến. Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử chi tiết Sau khi biết cách lập HĐ ĐT, bạn cũng cần biết cách xuất hóa đơn bằng cách sau: Hướng dẫn xuất từng hóa đơn điện tử Bước 1. Đăng nhập vào phần mềm kê khai hóa đơn điện tử. Bước 2. Chọn menu "Hóa đơn đã lập". Bước 3. Tìm kiếm hóa đơn cần xuất bằng cách nhập thông tin vào ô tìm kiếm hoặc lọc theo ngày tháng. Bước 4. Chọn hóa đơn cần xuất và nhấn vào nút "Xuất hóa đơn". Bước 5. Chọn định dạng xuất hóa đơn (PDF hoặc XML) và lưu file xuất ra máy tính. Hướng dẫn xuất hàng loạt hóa đơn điện tử Bước 1. Tải và cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử trên máy tính hoặc thiết bị di động. Có nhiều phần mềm hóa đơn điện tử có sẵn trên thị trường. Bước 2. Mở phần mềm hóa đơn điện tử và đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bước 3. Tìm và chọn tùy chọn "Xuất hàng loạt" hoặc "Export" trên giao diện phần mềm. Bước 4. Chọn các hóa đơn điện tử mà bạn muốn xuất hàng loạt. Có thể có các tùy chọn để chỉ định danh sách hóa đơn theo ngày, tháng, hoặc các tiêu chí khác. Bước 5. Xác định định dạng xuất hóa đơn điện tử. Phần mềm thường hỗ trợ nhiều định dạng như Excel, PDF, CSV, XML. Bước 6. Chọn vị trí lưu trữ tệp xuất hóa đơn điện tử trên máy tính hoặc thiết bị di động của bạn. Bước 7. Xác nhận và thực hiện quá trình xuất hàng loạt. Phần mềm sẽ xử lý dữ liệu và tạo ra tệp xuất hóa đơn điện tử theo yêu cầu của bạn. Lưu ý rằng quy trình lập hay xuất hóa đơn điện tử có thể khác nhau tùy theo phần mềm hóa đơn điện tử mà bạn sử dụng. Do đó, bạn cũng cần tham khảo hướng dẫn sử dụng cụ thể từ nhà cung cấp phần mềm hoặc nhân viên kỹ thuật nhé trước khi tiến hành thao tác nhé. Kết luận Trên đây là hướng dẫn cách lập và xuất hóa đơn điện tử vô cùng đơn giản mà bạn cần biết. Những thao tác này cũng rất đơn giản, các bạn hãy lưu lại bài viết này và thực hiện thật chính xác các thao tác này nhé! Hóa đơn điện tử K-Invoice Quý doanh nghiệp quan tâm nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử K-Invoice, vui lòng liên hệ Hotline: 024.7108.9999 hoặc ĐĂNG KÝ tại: DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Bài liên quan Hóa đơn điện tử có sai sót là gì? Xử lý theo mẫu 04/SS-HĐĐT mới nhất Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123 Chi tiết Nghị định 44/2023/NĐ-CP: Giảm thuế GTGT mới nhất 2023 Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh chính xác nhất Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót Mẫu 04/SS-HĐĐT mới nhất hiện nay

    Cách lập và xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

    Blog, Tin tức 28/11/2023