Nếu bạn đang sử dụng một VPS để làm việc và hỗ trợ cho website của mình thì chắc hẳn bạn sẽ không quan tâm đến việc quản lý VPS như thế nào. Nhưng hãy thử hình dung bạn đang quản lý nhiều VPS cùng lúc mà không có một công cụ hỗ trợ, mọi thứ đều phải làm thủ công.
Chắc hẳn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để quản lý VPS hiệu quả. Tại bài viết hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn quản lý nhiều VPS cùng lúc và hướng dẫn quản lý VPS trên điện thoại. Mời bạn đọc cùng đón xem!
VPS là gì?
VPS là từ viết tắt của cụm từ Virtual Private Server là một dạng máy chủ ảo được dùng để lưu trữ dữ liệu, vận hành các chương trình nhằm duy trì hoạt động của một website. Cấu hình máy chủ ảo được tạo ra bằng cách chia một Server vật lý thành nhiều Server khác nhau.
Khi sử dụng VPS bạn có thể nhận được đầy đủ các tính năng như một máy chủ vật lý riêng biệt. Nó cũng có các chức năng hoạt động và chia sẻ nguồn dữ liệu từ server ban đầu.
VPS được tạo từ công nghệ ảo hóa hiện đại thay vì áp dụng phần mềm quản lý truyền thống. Số lượng VPS thấp hơn so với việc sử dụng hosting cài đặt trên hệ thống Server. VPS giúp cho hệ thống hoạt động ổn định hơn với hiệu suất sử dụng tài nguyên hoàn hảo.
VPS ưu việt hơn hosting rất nhiều. Vì chỉ với một VPS đã chứa tới hàng trăm hosting. Mỗi một VPS được cấu trúc như một hệ thống khép kín, có dung lượng RAM riêng, CPU riêng, ổ cứng, hệ điều hành cũng như địa chỉ IP riêng.
- VPS Windows là gì? Cách tạo VPS Windows, mua VPS giá rẻ ở đâu?
- VPS Linux là gì? Cách remote, cách cài directadmin cho VPS Linux
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI
Những thông số quan trọng của hệ thống máy chủ ảo VPS mà bạn cần biết
Đối với VPS, bạn cần chú ý đến các thông số quan trọng. Sau đây là những thông số mà bạn cần quan tâm:
RAM máy chủ: Số lượng RAM càng nhiều thì máy chủ sẽ hoạt động càng tốt. Bởi hiệu năng vận hành của các loại RAM hầu như là tương đồng với nhau. Khi bạn thuê dịch vụ VPS bạn nên tìm hiểu kỹ số lượng RAM được cung cấp để biết chất lượng hoạt động của VPS đó.
SWAP máy chủ ảo: Là bộ nhớ được sử dụng để lưu lại những hành động xử lý khi RAM đã đầy. SWAP không phải là một bộ nhớ độc lập, nó là một không gian lưu trữ tồn tại trên ổ cứng.
Ổ cứng: Là không gian lưu trữ các tập tin được cài đặt trên hệ điều hành, mã nguồn website. Trên thị trường có hai loại ổ cứng là ổ cứng SSD và HDD. Trong hai loại ổ cứng này thì ổ SSD có khả năng hoạt động nhanh gấp nhiều lần so với ổ HDD. SSD cũng có độ bền cao hơn.
CPU Core: Là một chỉ số mà bạn cũng cần quan tâm và tốc độ xung nhịp.
Băng thông: VPS có băng thông càng lớn thì tốc độ truy cập sẽ càng nhanh và ngược lại.
Thời gian Up-time: là khoảng thời gian hoạt động của máy chủ ảo VPS. Thông thường thì thời gian tối ưu sẽ giao động ở mức 99.95% – 99.9%.
Hệ điều hành của VPS: Hiện nay có hai hệ điều hành phổ biến của VPS là hệ điều hành Windows và hệ điều hành Linux. Bạn có thể lựa chọn một trong hai hệ điều hành này để sử dụng phù hợp với các phần mềm cũng như ứng dụng trong hệ thống.
Hướng dẫn cách sử dụng, quản lý VPS trên điện thoại
Trên điện thoại, bạn chỉ có thể cài đặt và sử dụng được VPS của hệ điều hành Windows. Sau đây là hướng dẫn chi tiết:
Bước 1. Tải ứng dụng “Remote Desktop” trên thiết bị di động.
Nếu bạn sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android, bạn tải Remote Desktop qua CH Play, nếu sử dụng hệ điều hành iOS bạn có thể tải qua App Store.
Bước 2. Truy cập vào Remote Desktop
Bạn có thể truy cập vào Remote Desktop bằng cách thêm địa chỉ IP VPS. Chọn Add PC sau đó điền địa chỉ IP được hiển thị trong thư mục Host name or IP address.
Bước 3. Nhập tài khoản username và mật khẩu password – đã được cấp cùng với địa chỉ IP.
Sau khi nhập xong chọn “Continue”, và click vào “Connect”
Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn đã truy cập thành công vào Remote Desktop. Giờ đây bạn có thể điều khiển Cloud VPS từ điện thoại di động của mình.
Giao diện máy chủ ảo VPS trên điện thoại sẽ hiển thị như sau:
Hướng dẫn quản lý VPS trên máy tính
Với máy tính, bạn có thể quản lý VPS của hai hệ điều hành là Windows và Linux. Chúng ta sẽ dùng giao thức SSH để điều khiển VPS Linux.
Hướng dẫn cách sử dụng VPS Linux trên máy tính
Bước 1. Download và cài đặt phần mềm Putty để sử dụng SSH truy cập vào VPS
Bước 2. Vào Putty gõ địa chỉ IP của VPS đã được cung cấp, click Open để kết nối:
Bước 3. Bảng Alert hiện ra, chọn Accept, sau đó điền tài khoản, mật khẩu VPS đã cấp
Lưu ý: Putty khi nhập Password, Password sẽ không hiện trên màn hình. Do đó, khi nhập Pass, không thấy hiện dãy số mật khẩu, bạn không nên quá lo lắng mà cứ thực hiện bước kế tiếp.
Nhập xong thông tin VPS, Nhấp Enter, bạn đã hoàn tất kết nối với VPS linux thành công.
Hướng dẫn sử dụng VPS windows trên máy tính
Bước 1. Vào cửa sổ máy tính, tìm “Remote Desktop”, sau đó chọn ứng dụng Remote Desktop Connection:
Bước 2. Nhập IP VPS đã được cung cấp, tại “Computer”, chọn “Connect”
Bước 3. Nhập tên đăng nhập (Username), mật khẩu (Password) của VPS
Click vào “OK”
Bước 4. Click “Yes”, hoàn thành kết nối VPS và giờ đây bạn có thể điều khiển VPS từ xa.
Kết luận
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách quản lý nhiều VPS cùng lúc. Hướng dẫn quản lý VPS trên thiết bị điện thoại và máy vi tính. Để quản lý VPS hiệu quả, bạn đọc cần phải dành thời gian nghiên cứu cũng như có những am hiểu nhất định về công nghệ thông tin.
Có nhiều công cụ khác nhau giúp bạn quản lý VPS, hãy lựa chọn công cụ phù hợp và được nhiều người dùng tin tưởng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “quản lý vps”
Remote Desktop Connection Manager
|
Desktop Manager | SmartOne | SmartOne VPS |
VPS chứng khoán | Quản lý nhiều VPS | Remote Desktop Manager | VPS Bảng giá |
Bài liên quan
- VPS là gì? Cách sở hữu VPS giá rẻ bất ngờ không nên bỏ lỡ
- VPS Windows là gì? Cách tạo VPS Windows, mua VPS giá rẻ ở đâu?
- Chi tiết cách mua và sử dụng VPS Vultr cho người mới
- Cách phân biệt VPS và Cloud Server đơn giản, dễ hiểu
- Cloud VPS là gì? Sử dụng Cloud VPS mang lại lợi ích gì?
- Bảng giá thuê VPS Cloud mới nhất năm 2022
- Phân biệt VPS, Hosting, Server và Cloud Hosting
- Hướng dẫn dùng Rclone để sao lưu VPS lên Google Drive chi tiết nhất