Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất 2

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất

06/02/2023 Blog, Tin tức

Bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào cũng cần có chủ sở hữu, tên miền cũng vậy, chủ sở hữu cần phải tiến hành xác minh quyền sở hữu tên miền để đảm bảo tên miền được sử dụng chính chủ.

Làm thế nào để xác minh quyền sở hữu tên miền? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay các bước hướng dẫn chi tiết tại bài viết này!

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất

Xác minh quyền sở hữu tên miền là gì?

Trước tiên, quyền sở hữu tên miền là quyền được sinh ra khi một cá nhân hay một tổ chức sở hữu một tên miền nào đó. Quyền này được phát sinh khi bạn đăng ký mua tên miền với nhà cung cấp tên miền, tên miền đó sẽ được đăng ký với thông tin chính chủ của bạn hoặc của tổ chức mà bạn đăng ký. Vậy xác minh quyền sở hữu tên miền là gì?

Xác minh quyền sở hữu domain là quá trình chứng minh bạn hay tổ chức của bạn là chủ sở hữu của tên miền, sản phẩm mà bạn công bố quyền sở hữu. Xác minh quyền sở hữu là một quá trình chứng minh với Search Console rằng bạn là người chủ sở hữu một website cụ thể.

Trong nguyên tắc hoạt động của Search Console thì chủ sở hữu đã xác minh tên miền là người có quyền truy cập ở mức độ cao nhất.

Tại sao cần xác minh quyền sở hữu tên miền?

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất 23

Trong quy trình hoạt động của Search Console, chủ sở hữu một website có quyền truy cập vào thông tin của Google về một trang web. Chủ sở hữu có thể thực hiện nhiều thao tác gây ảnh hưởng đến sự hiển thị và hành vi của một website trên Google và các dịch vụ của Google.

Do đó, để đảm bảo rằng chỉ có chủ sở hữu thật mới có quyền truy cập vào website trên Search Console thì chủ sở hữu này cần phải xác minh quyền sở hữu tên miền.

 

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất

Việc xác minh quyền sở hữu tên miền rất quan trọng phải không. Trên thực tế có nhiều phương pháp xác minh quyền sở hữu tên miền. Sau đây là hướng dẫn 5 bước đơn giản để xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bản ghi DNS.

Để đăng ký và theo dõi việc xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bản ghi DNSS bạn cần truy cập vào website:  https://seach.google.com/search-console/

Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Truy cập website, chọn sản phẩm, nhập tên miền

Truy cập website sau đó chọn loại sản phẩm là “Miền” ở bên trái. Sau khi chọn xong, nhập tên miền mà bạn cần xác minh và click vào ô “Tiếp tục” để tiến hành xác minh.

Bước 2: Copy DNS

Sau khi nhập tên miền muốn xác minh, Google sẽ chuyển hướng đến trang cung cấp bản ghi để yêu cầu xác minh. Bấm vào “Copy” để copy bản ghi DNS.

Bước 3: Làm theo trình tự các bước do Google Search Console hướng dẫn

Sau khi thực hiện bước 2 xong, hãy giữ nguyên tab đang mở và làm theo trình tự như hướng dẫn của Google Search Console.

Sau đó, để xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bản ghi DNS, bạn cần mở một trang web mới, đăng nhập vào trang web mà bạn đã mua tên miền.

Truy cập vào trình quản lý DNS nameserver cho tên miền. Nếu sử dụng nameserver của hosting ví dụ như Cpanel hat Directadmin thì cần truy cập vào trình quản lý DNS của các hosting như sau:

  • Directadmin là DNS Management
  • Cpanel là Zone Editor

Bước 4: Thêm bản ghi DNS vừa copy vào

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất 5

Khi xong bước 3, bạn tiếp tục thêm bản ghi DNS đã copy vào. Lưu ý là nên nhập các giá trị trong bản ghi hiển thị như sau:

  • Loại: TXT
  • Giá trị: Giá trị TXT (Sao chép ở bước 3)

Nhập xong, chọn “Thêm bản ghi” để hoàn tất bước 4.

Bước 5: Quay lại giao diện Google Search Console để xác minh quyền sở hữu tên miền

Bước cuối cùng là quay lại giao diện Google Search Console ban đầu để thực hiện xác minh quyền sở hữu tên miền sau khi đã sử dụng bản ghi DNS.

Vậy là bạn đã hoàn tất quá trình xác minh quyền sở hữu tên miền đơn giản bằng bản ghi DNS.

Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền chi tiết nhất 6

Chuyển quyền sở hữu tên miền như thế nào?

Chuyển quyền sở hữu tên miền chính là việc chuyển nhượng quyền sở hữu tên miền từ một chủ sở hữu này sang một chủ sở hữu khác. Để chuyển quyền sở hữu tên miền bạn cần tìm bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu.

Sau đó hai bên sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và nộp hồ sơ tại nhà cung cấp tên miền. Sau khi hồ sơ được duyệt bên chuyển nhượng sẽ chuyển toàn bộ quyền sở hữu tên miền cho bên nhận chuyển nhượng.

Để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tên miền, bạn cần hoàn tất các chi phí định kỳ hoặc thương lượng với bên nhận chuyển nhượng thanh toán các khoản chi phí đó. Đồng thời, hai bên sẽ tự thỏa thuận với nhau giá chuyển nhượng, nhà cung cấp sẽ không can thiệp vào giá chuyển nhượng quyền sở hữu tên miền.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hướng dẫn đến bạn đọc các bước để tiến hành xác minh quyền sở hữu tên miền. Để xác minh quyền sở hữu bạn đọc cần chắc chắn mình sử dụng thông tin và trang web chính thức của các đơn vị cung cấp tên miền. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình

Đăng ký ngay tên miền thương hiệu tại TENTEN.VN chỉ với 2 cú click chuột:

Kiểm tra sự tồn tại của tên miền: Nhập tên miền và nhấn "kiểm tra".

BẤM NHẬN ƯU ĐÃI TÊN MIỀN

Các tìm kiếm cùng chủ đề "Quyền sở hữu tên miền"

Luật sở hữu trí tuệ Tên miền la gì Tên miền thuận tuy có thể được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam
Mối quan hệ giữa ie www IP domain Tên miền có được bảo hộ không  

Bài liên quan

 

Tin tức hưu ích với bạn

  • dns anycast 1

    DNS Anycast khác gì DNS Unicast? Vì sao nên dùng DNS Anycast

    Blog, Tin tức 12/10/2024
  • ssl-va-dnssec

    Phân biệt SSL và DNSSEC. Công nghệ nào bảo vệ website tốt hơn?

    Blog, Tin tức 12/10/2024

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • dns anycast 1

    DNS Anycast khác gì DNS Unicast? Vì sao nên dùng DNS Anycast

    Blog, Tin tức 12/10/2024
  • ssl-va-dnssec

    Phân biệt SSL và DNSSEC. Công nghệ nào bảo vệ website tốt hơn?

    Blog, Tin tức 12/10/2024
  • child nameservers 2

    Từ A-Z về Child nameservers. Hướng dẫn đăng ký nhanh chóng

    Blog, Tin tức 11/10/2024
  • acname

    CNAME là gì? ACNAME là gì? Khi nào nên sử dụng loại nào?

    Blog, Tin tức 11/10/2024