Hướng dẫn từ A-Z về Responsive Web Design cho người mới

Hướng dẫn từ A-Z về Responsive Web Design cho người mới

14/03/2023 Blog, Tin tức

Responsive Web Design là gì? Xu hướng thiết kế web này có ưu điểm và nhược điểm gì? Để tìm hiểu chi tiết về Responsive Web Design, Z.com Cloud mời các bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi thật chi tiết trong bài viết bên dưới.

Tổng quan về Responsive Web Design

Responsive Web Design hiện nay là một xu hướng trong thiết kế web mà người lập trình cần phải biết. Những thông tin cơ bản đầu tiên mà bạn cần nắm về Responsive Web Design đó là:

Responsive Web Design là gì?

Responsive Web Design hay viết tắt là RWD có nghĩa là thiết kế web đáp ứng. Thuật ngữ này dùng để chỉ quy trình thiết kế và phát triển web sẽ đáp ứng mọi thiết bị và môi trường của người dùng theo các tiêu chí kích thước và chiều của màn hình thiết bị.

Nhờ có Responsive Web Design thì người dùng chuyển từ máy tính xách tay của họ sang iPad hay iPhone, trang web sẽ tự động chuyển đổi để phù hợp với kích thước màn hình nhất mà người dùng không cần phải làm gì.

Hướng dẫn từ A-Z về Responsive Web Design cho người mới 2

Chính vì thế, xu hướng này sẽ đòi hỏi người lập trình biết kết hợp linh hoạt kết hợp các kỹ thuật bao gồm flexible grid, responsive image và CSS media query.

Hiện nay, đây là xu hướng web phát triển nhất, được nhiều đơn vị lựa chọn để phát triển website bán hàng, website doanh nghiệp lẫn trang tin tức, giải trí…

Một số khái niệm liên quan đến Responsive Web Design

Khi tìm hiểu về thiết kế đáp ứng, có một số thuật ngữ chuyên môn mà bạn cần biết đó là:

  • HTML5: phiên bản mới nhất của HTML với nhiều tính năng được tích hợp và mở rộng nhất trong thiết kế Responsive Web Design
  • CSS: công cụ CSS dùng để hỗ trợ các định dạng cho trang HTML như là font chữ, kiểu nền, màu sắc,….
  • Thiết kế dạng lưới linh hoạt (Grid Based): là mẫu thiết kế dựa theo nguyên tắc canh đều với nhau với hình thức thể hiện nội dung là hình chữ nhật theo hàng và cột trên trang để tạo bố cục trang.
  • Framework JavaScript: Ngôn ngữ dùng để thực thi các tác vụ nào đó cho ứng dụng web. Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác cũng được sử dụng như là: AngularJS, Modernizx, jQuery, jQuery Mobile,…

Hướng dẫn từ A-Z về Responsive Web Design cho người mới 4

Ưu điểm và nhược điểm của Responsive Web Design

Sau khi hiểu về Responsive Web Design là gì cũng như những thuật ngữ liên quan, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ưu điểm cũng như nhược điểm của hình thức này đối với người sử dụng, bao gồm:

Ưu điểm

  • Responsive Web Design hỗ trợ SEO trong bảng xếp hạng Google, giúp website của bạn thân thiện và tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
  • Hỗ trợ nhận diện thương hiệu tốt hơn
  • Responsive Web Design là thiết kế 1 phiên bản và chạy nó trên tất cả các thiết bị, giúp website đồng nhất hơn
  • Thuận lợi trong việc update và bảo trì website khi sử dụng phiên bản RWD này
  • Hỗ trợ cho việc điều hướng trang cũng hiệu quả, duy trì trải nghiệm và giữ chân khách hàng lâu hơn trên website.
  • Hỗ trợ nén dữ liệu và giảm tải các dữ liệu, giúp tải trang được nhanh hơn.

Nhược điểm

  • Responsive Web Design có thể làm mất nội dung thông qua cách lược giảm dữ liệu, kích thước hình ảnh…
  • Responsive Web Design cũng mất nhiều thời gian và công sức để thiết kế
  • Cần tối ưu các thanh menu để có thể tương thích với cả giao diện PC lẫn mobile

Hướng dẫn từ A-Z về Responsive Web Design cho người mới 5

Hướng dẫn Responsive Web Design cho người mới

Hiện nay, cách áp dụng Responsive cho trang web rất đơn giản, bạn cần thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Khai báo meta viewport

Trước hết chính là khai báo thẻ này vào <head> trong file HTML bằng lệnh:

<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">

Bước 2: Viết CSS cho từng loại thiết bị

Tiếp theo, hãy bắt đầu viết những dòng CSS cho việc Responsive. Đảm bảo sao cho chiều rộng của thiết bị tương ứng và được tính trên đơn vị px.

Để viết CSS tương ứng cho chiều rộng của trình duyệt, chúng ta sẽ sử dụng lệnh: @media

body {

    background-color: #000;

    color: #fff;

}

 

@media (max-width: 767.98px) {

    body {

        color: yellow;

    }

}

Quan sát code trên web sẽ hiển thị background màu đen chữ trắng, nhưng từ màn hình từ 767.98px trở xuống chữ đổi sang chữ màu vàng là hợp lệ nhé.

Với đoạn @media (max-width: 767.98px) thì người dùng sẽ đặt breakpoint tại vị trí màn hình có chiều rộng là 767.98px. Lúc này, CSS sẽ được áp dụng cho tất cả màn hình có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 767.98px là phù hợp nhất.

Chỉ với 2 bước là bạn có thể tạo Responsive Web Design thành công, cũng khá là đơn giản phải không nào!

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết “Responsive Web Design là gì? Hướng dẫn cho người mới”,  Z.com Cloud chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến người dùng.

Mong là bạn đã phân biệt được ưu điểm, nhược điểm của chúng cũng như biết thiết kế web đáp ứng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website

Bộ 3 plugin TENTEN tặng hoàn toàn miễn phí cho tất cả các khách hàng gồm:

  • Rank Math Pro - Tối ưu SEO
  • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify - Nén dung lượng ảnh

Áp dụng khi Đăng ký mới Hosting/ Email Server!

Sở hữu ngay bộ 3 công cụ giúp website của bạn ONTOP GOOGLE!

NHẬN BỘ PLUGIN SEO MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Responsive Web Design”

Responsive web
Responsive Web Design la gì Responsive CSS Responsive design
Responsive Mobile Test responsive Responsive la gì Lỗi responsive

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    Blog, Tin tức 24/04/2024
  • Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Blog, Tin tức 24/04/2024

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    SQL Injection Attack là gì? 8 bước phát hiện và phòng chống

    Blog, Tin tức 24/04/2024
  • Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Chi tiết cách kiểm tra tên miền sắp hết hạn (Từ A-Z)

    Blog, Tin tức 24/04/2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    Top 5 nhà cung cấp phần mềm chữ ký số hàng đầu (Update liên tục)

    Blog, Tin tức 23/04/2024
  • Phân biệt chứng thư số với chữ ký số 

    Blog, Tin tức 22/04/2024