Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản

Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản

05/10/2022 Blog, Tin tức

Đối với những doanh nghiệp lớn, tổ chức có hệ thống nhiều website chắc chắn không còn xa lạ với subdomain. Vậy tên miền phụ subdomain là gì, tại sao nên sử dụng? Để Z.com Cloud giải thích thật chi tiết và hướng dẫn cách tạo subdomain ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Khám phá subdomain là gì? Tại sao nên sử dụng tên miền phụ?

Subdomain có nghĩa tiếng Việt là tên miền phụ. Như vậy, khi dịch ra thì bạn cũng hiểu được ý nghĩa của tên subdomain rồi.

Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản

Hiểu đơn giản thì subdomain chính là tên miền con của tên miền chính. Với đầy đủ những thông tin, tính chất như một tên miền chính của nó. Đặc biệt là subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí và cũng có thể sử dụng lâu dài.

Tại sao nên sử dụng tên miền phụ subdomain?

Subdomain là tên miền con, mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích cũng như phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như là:

Subdomain dùng cho blog hoặc trang tách khỏi website chính

Dùng subdomain nhằm mục đích tách website chính với một trang phụ là điều dễ gặp ở các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Khi này, cần có một blog, trang tin tức thậm chí là bán hàng riêng để giúp tăng lượt tiếp cận mà vẫn dễ dàng quản lý. Bởi một website có quá nhiều thông tin thì rất dễ bị quá tải, khi tách ra thì việc điều hành hoạt động của từng bên lại đơn giản hơn nhiều.

Tiết kiệm chi phí với subdomain

Subdomain hoàn toàn miễn phí và bạn không cần phải bỏ tiền túi để đăng ký tên miền cho chúng. Cách thao tác tạo cũng vô cùng đơn giản.

Bạn không chỉ tiết kiệm được tiền bạc mà còn là thời gian công sức nữa đó.

Thiết kế cho web subdomain đơn giản hơn

Thiết kế cho web subdomain đơn giản hơn bởi nó cho phép bạn sử dụng thiết kế của website chính bởi vì sự thống nhất của 2 trang mẹ và trang con.

Tạo tên miền phụ cho một chiến dịch mới của website

Tạo tên miền phụ cho một chiến dịch mới của website là mục đích khi sử dụng tên miền phụ này. Với một tên miền phụ trỏ về trang chính, thì bạn sẽ dễ dàng thực hiện các chiến dịch quảng cáo, SEO mà vẫn liên kết được với web chính.

Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản 2

Bên cạnh đó, vẫn thể hiện được mục đích riêng của mình với trang con về sản phẩm, dự án mới mà không làm rối rắm đến website hiện có.

Hướng dẫn tạo subdomain và cách trỏ tên miền phụ về ladipage

Z.com Cloud hướng dẫn tạo subdomain và cách trỏ tên miền phụ về ladipage vô cùng đơn giản như sau:

Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản 3

Hướng dẫn các bước tạo tên miền phụ subdomain tại Z.com Cloud

Hướng dẫn các bước tạo tên miền phụ subdomain tại Z.com Cloud với những bước đơn giản:

  • Bước 1: Vào Z.com Cloud mua tên miền và đăng ký hosting theo hướng dẫn của chúng tôi
  • Bước 2: Đăng nhập vào Control Panel của tài khoản hosting của bạn rồi tạo một subdomain nhé
  • Bước 3: Bạn tìm đến giao diện Control Panel của tài khoản hosting rồi chọn vào mục Subdomains.
  • Bước 4: Tại mục Subdomain bạn cần nhập một tên miền phụ mình muốn đặt
  • Bước 5: Click vào nút “Tạo” để tạo tên miền phụ mới.
  • Bước 6: Ở dưới danh sách liệt kê sẽ trình bày tên miền bạn vừa mới tạo dưới dạng đường link như sau: /public_html/subdomain
  • Bước 7: Bạn tiến hành upload source web và vào thư mục là có thể chạy subdomain bình thường.

Hướng dẫn trỏ tên miền phụ về ladipage

Sau khi có subdomain, bạn hãy trỏ tên miền phụ về ladipage vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập trang quản trị tên miền tại Z.com Cloud và đăng nhập tài khoản của mình trước
  • Bước 2: Bạn trỏ 2 bản ghi A và CNAME như phần “Hướng dẫn Chung” cụ thể như sau:
    • Click vào nút Thêm
    • Điền tên - Host record: @….
    • Chọn Loại - Type: A…..
    • Nhập giá trị IP: 13.xxx.xx.xxx
    • Chọn vào nút “Lưu”
    • Xem kết quả
    • Với bản ghi CNAME bạn cứ làm tương tự nhé.

Bước 3: Sau khi hoàn thành bản ghi, bạn thay www thành blog, forum… liên quan đến mục đích sử dụng của subdomain là hoàn tất.

Nếu trong quá trình thực hiện, bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ với Z.com Cloud để được hỗ trợ kịp thời!

Cách tạo subdomain của trang web khi bị chặn

Trang web khi bị chặn bởi một nguyên nhân nào đó không thể nào tạo subdomain được. Do đó hãy tìm nguyên nhân rồi khắc phục tình trạng bị chặn của website chính trước.

Subdomain là gì? Z.com Cloud chia sẻ cách tạo subdomain đơn giản 4

Sau khi website hoạt động bình thường trở lại thì chỉ cần tạo subdomain với những bước mà chúng tôi hướng dẫn ở trên là được nhé.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về subdomain và cách tạo tên miền phụ vô cùng nhanh gọn. Z.com Cloud là đơn cung cấp dịch vụ tên miền, subdomain uy tín và chất lượng nhất.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tạo tên miền và tên miền phụ chi tiết nhất!

Tên miền .VN chỉ từ 20K | Tên miền quốc tế chỉ từ 25K

Ưu đãi đặc biệt khi đăng ký tên miền tại TENTEN:

  • Tên miền tiếng Việt chỉ 20k/domain khi mua từ 2 domain trở lên
  • .VN -100% giá dịch vụ + hoàn 55k/domain
  • .COM/.NET 98k năm đầu khi mua từ 2 năm/ 198k khi mua 1 năm
  • Tên miền quốc tế khác chỉ từ 25k/domain

NHẬN ƯU ĐÃI TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “subdomain”

Subdomain scan
Subdomain example
Subdomain nginx Subdomain la gì

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức 19/04/2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức 18/04/2024

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức 19/04/2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức 18/04/2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    (Từ A-Z) Chữ ký số là gì? 5 Điều cần biết về E-sign

    Blog, Tin tức 17/04/2024
  • SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    Blog, Tin tức 16/04/2024