Cách lấy URL website, hướng dẫn tối ưu URL đẩy SEO website

Cách lấy URL website, hướng dẫn tối ưu URL đẩy SEO website

24/01/2023 Blog, Tin tức

Trong giới SEO hay bất kỳ ai cũng đã từng một lần nghe qua url. Nhưng chưa có nhiều người biết rõ về chúng, url là gì? Tối ưu url? Vì thế, cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu chúng qua bài viết này nhé.

Cách lấy URL website, hướng dẫn tối ưu URL đẩy SEO website 2

URL là gì?

Là viết tắt của Uniform Resource Locator, dịch sang tiếng Việt là định vị tài nguyên thống nhất. Cụ thể, url là địa chỉ của một tài nguyên duy nhất trên web. Mỗi url hợp lệ sẽ trỏ đến một tài nguyên duy nhất, tài nguyên đó có thể là trang HTML, tài liệu CSS, hình ảnh, video, file PDF,...

Trong một số trường hợp ngoại lệ, url có thể trỏ đến những tài nguyên không còn tồn tại hoặc đã bị di chuyển sang địa chỉ khác.

Chúng có thể chứa nhiều thành phần khác nhau. Chúng bao gồm hostname (tên máy) ánh xạ tới địa chỉ IP của một tài nguyên cụ thể trên Internet và hàng loạt các thông tin bổ sung thông báo cho trình duyệt và máy chủ biết cách xử lý mọi thứ.

Bạn có thể nghĩ địa chỉ IP như số điện thoại, hostname như tên của người sở hữu số điện thoại đó mà bạn muốn tra cứu. Và một tiêu chuẩn được gọi là hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS) hoạt động trong nền giống như một quyển danh bạ điện thoại, dịch các hostname thành địa chỉ IP để mạng sử dụng để định tuyến lưu lượng truy cập.

Thành phần cơ bản của url

Bình thường, một url sẽ bao gồm những thành phần cơ bản như sau:

  • Giao thức: http, https, FTP
  • Cổng giao tiếp (port): 443, 80, 2082, 2222…
  • World Wide Web: www (có thể không có thường gọi là non-www)
  • Tên miền (domain) Ví dụ: https://tino.org

Cách lấy URL website, hướng dẫn tối ưu URL đẩy SEO website 43

Scheme (giao thức kết nối) trong url

Đây là phần mở đầu của url kết thúc trước dấu “ : “.

Scheme là đại diện cho phương thức mà trình duyệt web của bạn dùng để giao tiếp với server. Nhìn vào scheme, bạn sẽ biết được cách thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và server. Các loại scheme mà bạn sẽ thường gặp bao gồm:

  • http: xác định các hành động của máy chủ với thao tác của người dùng trên trình duyệt web bằng các lệnh nhất định. HTTP sẽ sử dụng Port 80 để giao tiếp.
  • https: sử dụng SSL (Secure Socket Layer) để đảm bảo truyền dữ liệu an toàn giữa web server và trình duyệt website. HTTPS sẽ sử dụng port 433 để truyền dữ liệu.
  • ftp: chuyển đổi file qua lại giữa trình duyệt và web server.

Thông thường, bạn không nhất thiết phải gõ scheme trước tất cả các url. Khi bạn gõ phần url còn lại bất kỳ, ví dụ như abcd.com thì trình duyệt sẽ tự lựa chọn phương thức phù hợp. Có điều, đối với một số url bạn sẽ phải tự gõ scheme để lựa chọn phương thức kết nối cho mình.

Authority (nhà cung cấp) của URL

Phần này bao gồm all phần còn lại của url. Authority sẽ được chia thành nhiều phần khác nhau như:

  • Tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain): .com, .net, .vn, .us, ….
  • Tên miền phụ (Subdomain)
  • Số cổng: Thiết bị sử dụng địa chỉ IP để nhận thông tin đến các máy chủ phù hợp ở trên mạng. Ví dụ: “//www.example.com:8080”, trong đó “8080” chính là địa chỉ IP, liên kết với hostname bằng dấu “:”.
  • Thông tin người dùng: Chứa tên người dùng và mật khẩu. Ví dụ: //username:password@www.example.com, trong đó, “username:password” chính là thông tin người dùng, được liên kết với tên máy chủ bằng “@”.

Cách lấy url của website

Bước 1: Tìm kiếm trang bạn muốn trên Google. Ví dụ: Hosting giá rẻ hay mua hosting.

Bước 2: Nhấp vào kết quả tìm kiếm có url mà bạn cần. Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang web.

Bước 3: Trong thanh địa chỉ của trình duyệt ở đầu trang, hãy nhấp một lần để chọn toàn bộ url, hoặc có thể bôi đen toàn bộ

Bước 4: Sau đó bạn nhấp chuột phải vào url đó rồi bạn chọn sao chép (copy).

Bước 5: Dán (paste) url bằng cách nhấp chuột phải vào vị trí cần dán sau đó chọn Dán.

Hướng dẫn tối ưu url hỗ trợ SEO

Trong url cần chứa từ khóa

Bạn cần chắc chắn rằng trong url phải có chứa từ khóa SEO của địa chỉ đó. Nên chọn từ khóa chính, chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Nếu lặp lại từ khóa sẽ khiến url bị dài và vi phạm những quy tắc khác nhau. Hãy suy nghĩ và lựa chọn những từ khóa ngắn gọn, xúc tích để tránh không được tối ưu bạn nhé.

Không nên chỉnh sửa url quá nhiều

Sau khi trang của bạn đã được Index lên công cụ tìm kiếm, đừng cố gắng thay đổi url nhiều lần. Tuy rằng việc này không gây hại nhưng nó khiến công cụ tìm kiếm mất nhiều thời gian để Index lại. Và nó ảnh hưởng tới thứ hạng của website. Vì vậy hãy thận trọng trước khi trang được đăng tải.

Cách lấy URL website, hướng dẫn tối ưu URL đẩy SEO website

Giới hạn các ký tự

Theo quy định tối ưu url chuẩn SEO, url  chỉ nên gói gọn trong 10 từ, hoặc 96 ký tự. Nếu trang web của bạn có cài đặt công cụ kiểm tra SEO, sau khi bạn viết title, hệ thống sẽ thông báo để bạn chỉnh sửa. Việc chú ý đến ký tự rất cần thiết.

URL đơn giản, dễ hiểu

Các url có cấu trúc ngắn, đơn giản, dễ hiểu sẽ có tỷ lệ hiển thị cao giúp hỗ trợ trong việc nâng cấp thứ hạng SEO của bạn. Đồng thời, tỷ lệ nhấp xem của người xem cũng tăng lên tới 37%. Chính vì vậy, hãy viết url càng ngắn càng tốt, hãy thể hiện những điều đơn giản nhất có thể. Từ đó, giúp người dùng có cách nhập url đơn giản, dễ nhớ đến địa chỉ web của bạn hơn.

Sử dụng dấu gạch nối để phân tách các từ

Dấu “-” sẽ giúp phân tách các từ trong url và giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc url trong website đó. Giống như khi soạn thảo văn bản, dấu cách giúp phân tách các từ để người xem hiểu nội dung thì dấu gạch cũng có ý nghĩa tương tự như vậy trong url.

Vừa rồi là tất tần tật thông tin về url mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn có được cho mình một url thật xịn xò nhé.

Hosting tốc độ cao - Chất lượng tốt [ Tặng miễn phí trọn bộ plugin SEO trị giá 359$ ]

+ Giá không thể tốt hơn: Chỉ từ 45K/tháng kèm nhiều ưu đãi chỉ có tại TENTEN.

+ Tặng miễn phí bộ plugin SEO hỗ trợ website ONTOP Goole:

    • Rank Math Pro - tối ưu SEO
    • WP rocket - Tăng tốc độ tải trang
    • Imagify - Nén dung lượng ảnh

+ Bảo mật 99,99%

+ Backup dữ liệu thường xuyên

+ Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

LỰA CHỌN HOSTING PHÙ HỢP TẠI ĐÂY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “URL”

URL link
Nhập URL la gì Url la gì URL Google
Cách nhập URL Mã URL cách+khôi+phục+url Tạo URL

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức 27/03/2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức 25/03/2023

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Một số lỗi server thường gặp và cách khắc phục

    Blog, Tin tức 27/03/2023
  • Mạng WAN là gì? Mạng diện rộng hình thành bằng cách nào?

    Mạng WAN là gì? 10 phương pháp hiệu quả để quản lý mạng WAN

    Blog, Tin tức 25/03/2023
  • RAID là một dạng phần cứng trong thiết bị khá phổ biến hiện nay. Vậy RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Tìm hiểu ngay cùng với Z.com Cloud ngay trong bài viết dưới đây để hiểu được phân loại RAID cũng như được hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới sử dụng nhé. Tìm hiểu: RAID là gì? Kỹ thuật lưu trữ RAID như thế nào? Đầu tiên, mời các bạn đọc theo dõi về RAID là gì trước khi biết cách sử dụng nó nhé. RAID là gì? Redundant Arrays of Independent Disks hay viết tắt RAID là hình thức gộp rất nhiều những ổ đĩa cứng vật lý trở thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng. Từ đó những hệ thống ổ đĩa cứng này sẽ có khả năng gia tăng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng. Kỹ thuật lưu trữ RAID Kỹ thuật lưu trữ RAID sẽ được phân chia thành 3 loại như sau: ● Mirroring: đây là một kỹ thuật lưu trữ trong đó các bản sao dữ liệu giống hệt nhau được lưu trữ trên các thành viên RAID ở cùng một thời điểm. ● Parity: đây là kỹ thuật lưu trữ được sử dụng các phương pháp phân loại và tổng kiểm tra. Parity sẽ sử dụng một hàm chẵn lẻ nhất định được tính cho các khối dữ liệu. Trường hợp xảy ra lỗi gì hay thiếu sót gì thì sẽ được cung cấp khả năng chịu lỗi RAID. ● Striping: là kỹ thuật phân chia dải, tức là tách luồng dữ liệu thành các khối có kích thước nhất định rồi mới viết từng khối này qua từng RAID. RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up? Nhiều người sử dụng RAID thường hay thắc mắc RAID có thể thay thế cho backup không? Câu trả lời là tùy vào loại RAID mà bạn sử dụng. Trừ RAID 0 đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Tất cả các RAID khác đều có thể thực hiện một cách tốt nhất nhất. Trong đó, mạnh mẽ nhất chính là hệ thống RAID 6 còn sống sót ngay khi 2 drive đồng thời chết. Cách phân loại RAID theo cấp độ Hiện tại RAID đang được chia làm 7 cấp độ khác nhau, với những tính năng riêng biệt, cùng tìm hiểu về loại ngay trong nội dung dưới đây: - RAID 0: là RAID ít nhất là 2 ổ đĩa (cũng có thể dùng 1 ổ đĩa). Theo đó tổng quát ta sẽ có n ổ đĩa (n >= 2) và những đĩa phải cùng loại với nhau. - RAID 1: đòi hỏi có ít nhất 2 đĩa cứng để có thể làm việc. Dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp vào 2 ổ giống hệt với nhau (Mirroring). Đối với trường hợp 1 ổ gặp trục trặc thì sẽ không ảnh hưởng đến ổ còn lại - RAID 2 sử dụng dùng 1 thứ giống như stripe có parity để stripe với cấp độ bit và phân bố thông qua nhiều những ổ đĩa dự phòng cũng như ổ đĩa dữ liệu. - RAID 0+1: dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật striping và mirroring với khả năng hiệu năng RAID 0 và khả năng chịu lỗi RAID 1 - RAID 5 là hệ thống sử dụng cả kỹ thuật phân stripe và parity nhưng yêu cầu tối thiểu 3 ổ cứng. - RAID 6 t nhất 4 drive và có thể chịu được 2 drive đồng thời và hoạt động tương tự RAID 5 - RAID1E: là loại sử dụng cả hai kỹ thuật striping và mirroring , có thể tồn tại lỗi của một đĩa thành viên hoặc bất kỳ số lượng đĩa không liền kề nào cả - RAID 5E: loại biến thể của bố cục RAID 5 - RAID cấp độ 2,3,4,7 còn tồn tại nhưng không phổ biến Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả cho người mới khá đơn giản như sau: Cách thứ 1: Triển khai phần cứng Hiện nay thì RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng. Theo đó về cơ bản sẽ có 2 lựa chọn là: ● Chip RAID không quá đắt nhưng vẫn có khả năng tích hợp trực tiếp vào trong bo mạch chủ. ● Bộ điều khiển RAID phức tạp độc lập với chi phí mắc hơn nhưng hoàn toàn có thể trang bị CPU riêng, bộ nhớ đệm sao lưu bằng pin và thông thường sẽ hỗ trợ trao đổi nóng. Cách thứ 2: Triển khai phần mềm Phần mềm RAID là giải pháp RAID tiết kiệm chi phí nhất. Theo đó hầu hết tất cả các hệ điều hành phổ biến như Windows đều có thể tích hợp nhằm tạo RAID. Tuy nhiên phần mềm RAID sẽ không thực hiện việc trao hot swap, do đó không thể dùng phần mềm nếu cần tính liên tục, ổn định hơn. Cả 2 cách triển khai RAID đều khá là đơn giản. Xét vào mục đích sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình hình thức phù hợp nhất. Kết luận Như vậy, thông qua bài viết về RAID là gì? Hướng dẫn triển khai RAID hiệu quả, Z.com Cloud chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Đây là hệ thống lý tưởng được nhiều người dùng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có thể triển khai một cách suôn sẻ và hiệu quả nhé.

    Phân biệt các loại RAID & Hướng dẫn cấu hình RAID cực nhanh

    Blog, Tin tức 24/03/2023
  • CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    CMD là gì? Các lệnh CMD thông dụng nhất trên Windows

    Blog, Tin tức 24/03/2023