IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

13/10/2022 Blog, Tin tức

Kiểm tra địa chỉ IP của website hay một tên miền là cách đơn giản giúp bạn biết được tên miền đã được trỏ về đúng địa chỉ IP hay chưa. IP Domain Check đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra địa chỉ IP và tên miền. IP Domain Checker cũng giúp bạn biết được địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng thuộc loại nào.

Việc biết được các trang web có địa chỉ IP là gì, khác nhau ở đâu cũng là một tiêu chí để đánh giá điểm chất lượng của trang web đó.

Có những cách nào để kiểm tra địa chỉ IP của trang web? Làm thế nào để tìm được tên miền khi đã biết địa chỉ IP của tên miền đó? Hãy cùng Cloud.z khám phá câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

IP Domain Check là gì?

IP Domain là địa chỉ IP của một tên miền. Địa chỉ IP này được gắn với mỗi thiết bị để máy tính có thể hiểu được lệnh truy cập của người dùng. Việc chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền là cách đơn giản để giúp cho các thiết bị điện tử nhận diện được trang web mà người dùng yêu cầu truy cập.

Một một địa chỉ IP là một dãy số riêng biệt và duy nhất giúp phân biệt các tên miền với nhau.

IP Domain Check là một quá trình giúp bạn biết thêm những thông tin về tên miền mà bạn đang quan tâm như là tên miền của đối thủ hoặc các tên miền của các trang web nổi tiếng. IP Domain Check giúp người kiểm tra biết được tên miền đã được trỏ về đúng địa chỉ Ip hay chưa.

Lợi ích của IP Domain Check

Các công cụ được dùng để check IP domain sẽ được gọi là IP domain lookup hay IP domain finder. IP Domain Check sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn và giúp bạn từ chối cũng như ngăn chặn những website có tác động tiêu cực đến website mà bạn đang quản lý.

IP Domain Check cũng giúp chủ sở hữu tăng cường tính bảo mật và ngăn chặn những IP không mong muốn. Công cụ này cũng giúp người dùng tìm thấy thông tin về chủ sở hữu mà họ muốn tìm hiểu.

Vậy có những cách nào để kiểm tra IP domain? Mời bạn đọc cùng theo dõi 2 cách sau đây:

Hai cách kiểm tra IP domain

Kiểm tra IP domain bằng lệnh Ping

Để kiểm tra IP domain bạn có thể nhấn tổ hợp phím Window + R sau đó gõ tổ hợp CM => OK để truy cập vào Command Prompt. Khi cửa sổ nổi bật lên bạn tiến hành gõ tên trang web mà mình muốn kiểm tra vào bằng cách nhập “ping + tên miền cần check”. Sau khi nhập xong bạn bấm Enter là sẽ được trả kết quả kiểm tra.

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website 2

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

Kiểm tra thông tin IP tên miền bằng ứng dụng

Bạn có thể kiểm tra thông tin tên miền qua các ứng dụng có trên điện thoại hoặc máy tính của mình. Bạn có thể kiểm tra bằng các ứng dụng trên cả hai hệ điều hành là Android và iOS. Bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng IP Domain Check để tìm kiếm các thông tin về tên miền.

Sau khi tìm thấy ứng dụng bạn tiến hành tải về và cài đặt. Những ứng dụng kiểm tra này có hướng dẫn để bạn nhập thông tin tên miền và kiểm tra.

Công cụ tra cứu IP của Domain

Ngoài hai cách kiểm tra trên bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tra cứu IP của các trang web như sau:

Công cụ WHSR

Đây là một công cụ phổ biến để giúp bạn tra cứu những thông tin về tên miền, địa chỉ IP. Công cụ WHSR cung cấp chính xác những thông tin về tên miền, địa chỉ IP mà bạn muốn tìm.

Công cụ WhatismyIPaddress

Công cụ WhatismyIPaddress là một website giúp bạn kiểm tra thông tin tên miền rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào website này sau đó nhập tên miền vào ô tìm kiếm. Sau khi nhập chính xác tên miền và click vào hình kính lúp, trang web sẽ trả về những thông tin cụ thể về IP và Domain.

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website 3

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

Nếu bạn muốn biết nhiều thông tin cụ thể hơn bạn có thể nhập vào địa chỉ đường dẫn mở rộng. Thông tin cụ thể sẽ được hiện ra như địa chỉ IP, tên máy chủ, ASN, ISP, và các thông tin vị trí địa lý khác.

Trình kiểm tra IP của Geotek IT-Outsourcing

Khi bạn đang cần tìm hiểu về nguồn gốc của những tên miền độc hại và ảnh hưởng xấu đến trang web của bạn thì nên dùng công cụ nào? Trình kiểm tra IP của của Geotek IT-Outsourcing sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Công cụ này giúp bạn có thể tìm ra được thông tin về vị trí, chủ sở hữu, nhà cung cấp của một tên miền nhất định. Từ những thông tin thu được bạn có thể liên hệ đế chủ sở hữu hoặc nhà cung cấp để khiếu nại hoặc báo cáo những ảnh hưởng xấu để yêu cầu ngăn chặn, xử lý.

IP Domain Whois

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website 4

IP domain check là gì? Cách check nhanh IP của domain/website

Truy cập link Whois Domain Checker tại đây

Nhắc đến các công cụ kiểm tra IP domain thì không thể không kể đến công cụ Whois. Đây là một công cụ hiệu quả giúp bạn tìm được những thông tin cần thiết về tên miền.

Bạn chỉ cần nhập thông tin về tên miền vào thanh tìm kiếm, trang web sẽ trả về những thông tin cụ thể về chủ sở hữu, máy chủ, DNS và các thông tin liên quan.

Kết luận

Nếu bạn đọc đang muốn thực hiện các bước IP Domain Check để kiểm tra thông tin về IP và Domain thì bạn có thể sử dụng các công cụ được gợi ý tại bài viết hôm nay. Những công cụ, trang web và ứng dụng được giới thiệu trên đây hoàn toàn miễn phí, rất dễ sử dụng và giúp bạn có được thông tin chính xác.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết hôm nay cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần tìm kiếm. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình

Để đăng ký mua tên miền tại Tenten.vn , quý khách chỉ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra sự tồn tại của tên miền: Nhập tên miền và nhấn "kiểm tra".
[sc_s_vn]

Bước 2:
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI TÊN MIỀN

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “ip domain check”

Check IP website online
Ip domain la gì
WHOIS domain VN IP to domain

Bài liên quan

Tin tức hưu ích với bạn

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức 19/04/2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức 18/04/2024

Bạn có bỏ lỡ tin tức nào không?

  • Top 5 website tạo chữ ký online xịn hoàn toàn miễn phí

    Blog, Tin tức 19/04/2024
  • Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Chữ ký số cá nhân: Quy định & Cách đăng ký sử dụng

    Blog, Tin tức 18/04/2024
  • Chữ ký số là gì? Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý cho các giao dịch điện tử. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp nên sở hữu trong thời đại công nghệ 4.0. Cùng Z.com tìm hiểu thật chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé! Chữ ký số là gì?  Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được định nghĩa là: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:  Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;  Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Chữ ký số là gì? Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số gồm 2 thành phần chính là khóa và yếu tố con người, trong đó  Khóa gồm: khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật: Dùng để tạo ra chính chữ ký số đó. Khóa công khai: Được sử dụng để xác minh, kiểm tra chữ ký số và xác thực người dùng. Nó được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Yếu tố con người gồm: người ký và người nhận Người ký: Khi một thuê bao sử dụng khóa bí mật của mình để ký số cho một thông điệp dữ liệu cụ thể dưới tên của mình. Người nhận: Thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký có thể được xác minh bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký. Sau khi kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu, tổ chức hoặc cá nhân có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động và giao dịch liên quan. Lưu ý, ký số có nghĩa là việc đặt khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và áp dụng chữ ký số cho thông điệp dữ liệu nào đó. Chữ ký số bao gồm những thành phần nào? Chữ ký số có an toàn không? Chữ ký số là một phương tiện để xác minh tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin điện tử. Tùy thuộc vào cách triển khai và quản lý, chữ ký số có thể cung cấp một mức độ an toàn cao trong việc xác định liệu thông tin có bị sửa đổi hay không và liệu thông tin đó có từ một nguồn đáng tin cậy hay không. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng chữ ký số, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Bạn đang tìm kiếm giải pháp chữ ký số an toàn, tiện lợi và giá cả hợp lý? Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! iCA Tenten và dịch vụ chữ ký số uy tín, được Cơ quan thuế và Bộ TT&TT công nhận. Chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giao dịch điện tử của bạn với công nghệ mã hóa tiên tiến nhất Sử dụng dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. Chữ ký số Tenten cung cấp các gói ưu đãi tùy theo nhu cầu. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số iCA. Dịch vụ chữ ký số iCA từ Tenten Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì?  Chữ ký số là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Do đó khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ những quy định liên quan để đảm bảo an toàn, bao gồm: Điều 8, Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau: Văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Văn bản cần đóng dấu cơ quan tổ chức theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung/thông điệp được xem là có giá trị khi được ký bằng chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, với điều kiện chữ ký số đảm bảo an toàn theo Điều 9, Chương II Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định khi sử dụng chữ ký số là gì? Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo chữ ký số và các điều kiện liên quan: Chữ ký số phải được tạo trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai tương ứng.  Chữ ký số được tạo ra bằng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, chính phủ, công cộng hoặc chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số hiện nay được ứng dụng như thế nào? Chữ ký số được sử dụng cho cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức. Chúng được áp dụng trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, tín dụng, chứng khoán điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán qua mạng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ký email, ký kết văn bản điện tử và các dịch vụ công Kho bạc Nhà nước, hải quan điện tử, đăng ký doanh nghiệp. Chữ ký số cũng được sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ nội bộ tổ chức hoặc khi được ủy quyền thực hiện giao dịch với bên ngoài. Kết luận Trên đây là những thông tin chi tiết về Chữ ký số là gì và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Hãy liên hệ Z.com ngay để được tư vấn chi tiết!

    (Từ A-Z) Chữ ký số là gì? 5 Điều cần biết về E-sign

    Blog, Tin tức 17/04/2024
  • SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    SSH là gì? 5 khác biệt giữa SSH và SSL bạn cần biết

    Blog, Tin tức 16/04/2024