DNS Security là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc với những bạn làm trong ngành công nghệ thông tin và đặc biệt là quen thuộc với ai làm việc trong lĩnh vực quản lý website. Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thuộc mảng quản lý website thì chắc chắn bạn phải nắm vững các thông tin liên quan đến DNS Security.
Vậy DNS Security là gì? Tại sao cần sử dụng DNS Security? Có những DNS Security nào tốt nhất hiện nay? Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay tại bài viết hôm nay nhé!
1. Giới thiệu tổng quan về DNS security
1.1. DNS security là gì?
DNS là từ viết tắt của Domain Name System là hệ thống phân giải tên miền. DNS có chức năng chuyển đổi tên miền của website thành địa chỉ IP và ngược lại. DNS có hoạt động tương tự như một chiếc danh bạ giúp cho người dùng và máy tính có thể dễ dàng làm việc với nhau.
DNS Security là những hoạt động nhằm bảo vệ hoạt động của hệ thống phân giải tên miền. Nó giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng của DNS khỏi các cuộc tấn công trên hệ thống mạng internet. Đồng thời, hệ thống DNS security giúp cho DNS hoạt động một cách ổn định hơn.
Một chiến lược DNS Security hiệu quả là một chiến lược kết hợp nhiều biện pháp với nhau. Trong đó có các biện pháp phòng thủ như việc thiết lập máy chủ DNS, kết hợp với giao thức bảo mật DNSSEC và yêu cầu ghi nhật ký DNS theo một quy trình nghiêm ngặt.
1.2. DNS Security Extensions (DNSSEC) là gì?
DNS Security Extensions (DNSSEC) là một tiện ích mở rộng bảo mật hệ thống tên miền. Đây là một bộ kỹ thuật mở rộng của Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet (IETE) đóng vai trò bảo mật các dữ liệu được trao đổi trong DNS và IP.
Giao thức này cung cấp cách xác thực bằng mật mã của dữ liệu. Nó có khả năng từ chối xác thực về việc tồn tại và tính trọn vẹn của dữ liệu. Tuy nhiên, nó không phải là tính khả dụng hay bảo mật.
Tên miền .VN chỉ từ 20K | Tên miền quốc tế chỉ từ 25K
1.3. DNS security check là gì?
DNS security check chính là trình kiểm tra bảo mật DNS. DNS security check là tổng hợp các công cụ hay các phần mềm, ứng dụng giúp người dùng kiểm tra hệ thống bảo mật của hệ thống phân giải tên miền DNS.
DNS security check giúp xác định các địa chỉ IP độc hại trên môi trường internet mà một server đang truy cập. DNS security giúp cảnh báo người dùng tránh trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Tránh bị đánh cắp thông tin và gây ra nhiều thiệt hại cho hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp.
2. Vai trò của DNS Security trong hệ thống bảo mật doanh nghiệp là gì?
Nếu bạn đang làm việc trong một doanh nghiệp chắc hẳn bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo mật hệ thống mạng nội bộ. Chỉ một cuộc tấn công nhỏ cũng có thể để lại hậu quả hay thiệt hại nặng nề nếu không được bảo vệ tốt. Dưới đây là vai trò của DNS Security trong việc bảo mật hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp.
2.1. Giúp nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống mạng nội bộ
DNS Security giúp nâng cao năng lực bảo vệ của toàn bộ hệ thống mạng nội bộ. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể tìm ra các thông tin tấn công được phát hiện trong hệ thống DNS. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể coi đây là thông tin bổ sung cho hệ thống thông tin tình báo hiểm họa (Threat Intelligence).
2.2. Là thành phần thiết yếu bảo vệ hệ thống mạng
DNS-Security là thành phần thiết yếu trong chiến lược bảo vệ tổng thể cho hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp. Nó giúp phát hiện các mối đe dọa đồng thời giúp đơn giản và nâng cao năng lực giảm thiểu sự tấn công kỹ thuật từ tin tặc. Ngoài ra hệ thống này có thể giúp cải thiện khả năng hiển thị và giúp doanh nghiệp kiểm soát một vài dịch vụ cơ bản.
2.3. DNS Security - tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ
DNS Security là công cụ hữu ích trong hệ thống bảo mật của doanh nghiệp. Bởi DNS là công cụ có thể nhìn thấy đích đến của hầu hết các lưu lượng thông tin truyền qua mạng IP.
Khi sử dụng DNS bạn sẽ được cung cấp thông tin để tự động hóa các chính sách, tăng cường sức mạnh cho nền tảng SOAR trong hệ thống SOC hiện đại.
2.4. DNS Security đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng an ninh bảo mật
DNS Security có thể cung cấp đầy đủ các sự kiện và thông tin về dữ liệu cho các hệ thống SIEM. Vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng an ninh bảo mật cho hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp.
3. Top 10 best DNS security - DNS security nào tốt nhất?
Chắc hẳn bạn đọc đã hiểu thêm nhiều chức năng và vai trò của DNS Security rồi phải không. Hẳn bạn đang thắc mắc nên lựa chọn DNS Security nào để sử dụng cho hệ thống mạng của mình. Sau khi tìm hiểu và so sánh chúng tôi xin giới thiệu danh sách 10 DNS Security tốt nhất hiện nay:
- ScoutDNS
- WebTitan Web Filter.
- Webroot DNS Protection.
- DNSFilter
- Palo Alto Networks URL Filtering Web Security.
- Cisco Umbrella.
- Avast Ultimate Business Security.
- CIRA DNS Firewall.
- ARIN
- Aobo Internet Filter for Mac
4. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết giới thiệu đến bạn đọc về DNS Security. Dù bạn đang sử dụng hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp hay hệ thống mạng cá nhân thì DNS security vô cùng cần thiết. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bảo mật DNS và cách sử dụng chúng càng sớm càng tốt. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “DNS security”
dns security - palo alto
|
dns security fortinet | dns security services | dns security cisco |
dns security vendors | dns security aws | dns security best practices | dns security check |
Bài liên quan
- DNS Domain Check và những lưu ý quan trọng ít người biết
- Dynamic DNS là gì? Tìm hiểu về Dynamic DNS chi tiết nhất
- FreeDNS là gì? Phần mềm FreeDNS Reviews cho các doanh nghiệp
- 7 loại Basic DNS Records phổ biến nhất. Tìm hiểu thêm về bản ghi DNS
- Thay đổi thiết lập tra cứu DNS ngược của địa chỉ IP
- Modsecurity là gì? Những điều cần biết về Modsecurity, Nginx Modsecurity
- Domain Server là gì? Mọi điều cần biết về Domain Server