Một nền tảng được nhiều developer sử dụng hiện nay chính là Docker. Vậy Docker là gì? Cách thức hoạt động của Docker như thế nào? Khi nào thì nên sử dụng Docker?
Để tìm hiểu chi tiết nhất về nền tảng này, hãy cùng Z.com Cloud tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết bên dưới cũng như để được hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng Docker cơ bản toàn tập từ a-z.
Từ A-Z về Docker
Trước khi đến cách cài đặt cũng như sử dụng Docker, hãy cùng điểm Docker là gì cũng như cách thức hoạt động của nó nhé.
Docker là gì?
Docker được hiểu là một nền tảng cho developers và sysadmin để develop, deploy và run application với các container.
Docker giúp tạo các môi trường container độc lập và tách biệt để khởi chạy và phát triển ứng dụng. Ngoài ra, khi cần deploy lên bất kỳ server nào chỉ cần thực hiện lệnh run container của Docker thì application sẽ được khởi chạy ngay lập tức.
Cách thức hoạt động của Docker như thế nào?
Cách thức hoạt động của Docker chính là cung cấp phương thức tiêu chuẩn để chạy mã của bạn.
Docker sẽ được cài đặt trên từng máy chủ. Sau đó cung cấp các lệnh đơn giản cho người dùng có thể sử dụng để dựng, khởi động hoặc dừng container khi cần thiết.
Các dịch vụ AWS như AWS Fargate, Amazon ECS, Amazon EKS và AWS Batch giúp bạn dễ dàng chạy các container Docker ở quy mô lớn.
Khi nào nên sử dụng Docker?
Người dùng có thể sử dụng container Docker khi mà:
- Khi cần làm khối dựng cốt lõi để tạo ra ứng dụng và nền tảng hiện đại.
- Khi cần dựng và chạy các kiến trúc vi dịch vụ được phân phối, triển khai mã của bạn với quy trình tích hợp và phân phối liên tục được tiêu chuẩn hóa
- Khi cần xây dựng các hệ thống xử lý dữ liệu có quy mô cực kỳ linh hoạt cũng như tạo ra các nền tảng được quản lý đầy đủ dễ dàng hơn cho các nhà phát triển của bạn.
Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Docker cơ bản
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu thao tác cài đặt và sử dụng Docker đơn giản như sau:
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Docker Desktop cơ bản
- Bước 1: Trên Windows, bạn vào link: https://desktop.docker.com/win/stable/Docker Desktop Installer.exe
- Bước 2: Lúc này sẽ hiện ra nhiều options nhưng tôi khuyến khích chọn theo recommendation.
- Bước 3: Đợi cài đặt trong vài giây
- Bước 4: Khi cài đặt xong, ở góc phải bên dưới sẽ hiện lên icon của Docker Desktop với 3 trạng thái: Stopping, Restarting và Running.
- Bước 5: Bạn vui lòng click chuột phải vào Docker icon sẽ hiện ra các option > chọn Dashboard
- Bước 6: Click chuột phải docker icon và chọn Settings
- Bước 7: Lựa chọn dùng Windows Container làm backend engine bằng cách vào Apps&Features, một mục trong Settings của Windows
- Bước 8: Vui lòng đến phần Programes and Features góc phải bên trên > Turn Windows features on or off > Click 2 ô Containers và Hyper-V ở hình dưới
- Bước 9: Restart máy để lưu thay đổi.
Cách sử dụng Docker với lệnh khác
Cách sử dụng Docker cơ bản với một số lệnh như sau:
- Hiển thị danh sách các images: sử dụng lệnh .png” alt=”” width=”806″ height=”163″ />docker images
- Để tải image về local sử dụng lệnh docker pull <name_image:tag>. Lưu ý là phần :tag là options, nếu để trống thì mặc định download bản latest. Để tìm các image đã tải về thì bạn truy cập trang https://hub.docker.com/
- Chạy một image bằng lệnh docker run –name <tên_container> -v <thư mục trên máy tính>:<thư mục trong container> -p<port_máy tính>:<port_container> <image name> bash
- Muốn export bản container thì nhập lệnh docker export <container_id hoặc name_container> | gzip > file_export.tar.gz
- Để import container => image thì nhập zcat file_export.tar.gz | docker <new_name_image>Sau khi chạy xong. Chạy lệnh docker images để kiểm tra lại trong danh sách list images.
- Liệt kê các container với 1 trong 2 lệnh sau: docker ps -a để liệt kê tất cả các container hoặc docker ps để chỉ liệt kê các container đang chạy background mà thôi
- Dừng container đang chạy bằng lệnh docker stop <container_id hoặc name_container> hay docker stop $(docker ps –a –q) (Dừng tất cả các docker đang dùng)
- Lệnh khởi động lại container đã dừng là docker start <container_id hoặc name_container>
- Để xóa container không còn sử dụng, bạn sử dụng câu lệnh docker rm <container_id hoặc name_container> docker rm $(docker ps -a -q) (Xóa tất cả các docker)
- Truy cập vào 1 container đang chạy với docker exec -it <container_id hoặc name_container> bash
Như vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn hãy thực hiện lệnh phù hợp nhất.
Kết luận
Như vậy, với bài viết “Docker là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Docker cơ bản” của Z.com Cloud trên đây, chúng tôi hy vọng là đã giúp các bạn độc giả có được những kiến thức hữu ích về Docker là gì.
Mong là hướng dẫn bên trên của chúng tôi cũng đã giúp bạn cài đặt & sử dụng Docker một cách đơn giản và biết sử dụng công cụ này đúng lúc, đúng thời điểm nhất
Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Docker”
Docker la gì
|
Docker container la gì | Docker container | Docker Engine |
File docker-compose
|
Ví dụ docker | Docker Hub la gì | Check docker |
Bài liên quan
- Container là gì? Cách quản lý & bảo mật Container hiệu quả cao
- Switch là gì? Phân biệt các loại Switch (bộ chuyển mạch) theo chức năng
- Bandwidth là gì? Hướng dẫn khắc phục nhanh tình trạng trễ băng thông
- Địa chỉ mua hosting giá rẻ, mua hosting tặng tên miền miễn phí
- Database Hosting là gì? Tại sao website cần Database Hosting?
- Cloud Hosting Windows là gì? Hướng dẫn mua Cloud Hosting Windows rẻ và nhanh
- MongoDB Hosting là gì? Top 5 nền tảng MongoDB Hosting miễn phí
- Nên chọn Hosting Windows hay Linux? Địa chỉ mua hosting rẻ và hời nhất
- Hosting Linux là gì? Những lưu ý cần thiết khi mua Hosting Linux
- Hosting là gì? Phân biệt tên miền và hosting chi tiết nhất
- Hướng dẫn kinh doanh hosting hiệu quả cao, chi phí thấp
- Cloud Hosting là gì? Địa chỉ mua Cloud Hosting tốt và rẻ?
- Cloud Hosting Linux là gì? Từ A-Z về dịch vụ Cloud Hosting Linux mới nhất
- Hướng dẫn cài đặt addon domain vào hosting cPanel chi tiết nhất
- Loạt ưu điểm vượt trội của Google Cloud Hosting có thể bạn chưa biết
- Tìm hiểu 4 phiên bản Managed WordPress Hosting tốt nhất
- Unlimited hosting là gì? Top nhà cung cấp Unlimited hosting tốt nhất
- Laravel hosting là gì? Top nhà cung cấp laravel hosting tốt nhất