Jenkins là gì? Jenkins có ưu điểm gì? Các plugins trong Jenkins như thế nào? Cùng tìm hiểu với Z.com Cloud thật chi tiết về Jenkins và cùng tìm hiểu cách cài đặt Jenkins trên Windows ngay nhé!
Tìm hiểu: Jenkins là gì?
Jenkins được phát triển như là một opensource dùng để thực hiện chức năng tích hợp liên tục hay còn gọi là Continuous Integration (CI). Jenkins cũng có thể xây dựng các tác vụ tự động hóa nhằm giúp sản phẩm chạy ổn định nhất.
Các pipelines trong Jenkins sẽ hỗ trợ việc tự động hóa quá trình test, report những thay đổi độc lập trong code base lớn. Hỗ trợ việc tích hợp các nhánh riêng biệt của code thành một nhánh chính.
Do đó, một phần mềm dạng server Jenkins, chạy trên nền server với sự hỗ trợ của Apche Tomcat đều phù hợp với việc quản lý mã nguồn phổ biến hiện nay như Git, Maven, Gradle,…
Các plugins trong Jenkins có đặc điểm như thế nào?
Plugin hiện nay chính là một cải tiến cho hệ thống Jenkins, được viết bằng Java. Khả năng tích hợp của Jenkins với các phần mềm khác cũng sẽ dễ dàng hơn plugin này
Với khoảng 1500 plugins cho từng mục đích sử dụng khác nhau, jenkins đảm bảo hoạt động hết công suất.
- Các plugin Jenkin đề xuất chính là những plugin nằm sẵn trong danh sách mặc định cho phép người dùng lựa chọn
- Bảo mật của Jenkins plugin rất đơn giản, bởi nó luôn luôn bảo vệ các máy chủ và người dùng. Cơ chế bảo mật sẽ được thực hiện thông qua các tính năng của hệ điều hành và các tính năng bảo mật kết nối mạng.
CI và CD trong Jenkins là gì? Có vai trò ra sao?
Trong Jenkins sẽ có 2 phần quan trọng đó chính là CI và CD. Chúng sẽ giúp cho mã nguồn mở này hoạt động tốt nhất theo cơ chế như sau:
CI- Continuous Integration là gì?
CI viết tắt của Continuous Integration là phương pháp phát triển phần mềm phổ biến. CI sẽ yêu cầu các thành viên trong team tích hợp công việc thường xuyên.
Mỗi lần tích hợp được build tự động (gồm cả test) để cho quá trình làm việc của mỗi cá nhân và cả team được phát triển hiệu quả và phát hiện lỗi kịp thời.
CD – Continuous Delivery là gì?
CD viết tắt của Continuous Delivery có nghĩa là “chuyển giao liên tục”. CD là quá trình triển khai tất cả thay đổi trong quá trình tự động test và deloy các code lên các môi trường staging và production.
Từ đó, CD sẽ cho phép tự động hóa phần testing bên cạnh việc sử dụng units test một cách tốt nhất Với mục đích là thử nghiệm phần mềm liên tục để kiểm tra hệ thống trước khi public cho tất cả khách hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của Jenkins
Phần mềm Jenkins có nhiều ưu điểm nhưng cũng sẽ kèm thêm một số hạn chế mà bạn cần biết như là:
Ưu điểm của Jenkins
- Jenkins cùng với các plugins của nó được xây dựng dựa trên Java từ đó giúp nó có một nền tảng vững chắc với khả năng phát triển hơn nữa trong tương lai
- Jenkins có thể được mở rộng bằng cách sử dụng các plugin. Từ đó giúp nó có thể thích nghi tốt với những thay đổi trong môi trường CNTT.
- Jenkins linh hoạt hơn và cũng phù hợp với hầu hết các môi trường, các hệ điều hành, các hệ thống phức hợp và đám mây.
- Jenkins sở hữu nguồn tài liệu phong phú và cộng đồng to lớn.
- Kiểm soát, cài đặt và các sự cố cũng được dễ dàng khắc phục khi sử dụng phần mềm này
Nhược điểm của Jenkins là gì?
- Production của opensource này khá khó khăn cho người dùng và việc phát triển các pipeline bằng Jenkinsfile yêu cầu phải lập trình bằng ngôn ngữ khai báo riêng của nó.
- Nhiều pipeline của Jenkins thể hiện rằng việc lập trình, debug và bảo trì tương đối khó khăn.
- Hệ thống open source giới hạn tài nguyên của máy tính, máy ảo hoặc container.
- Jenkins hiện nay vẫn chưa cho phép liên kết giữa các máy chủ nếu nó có thể ảnh hưởng đến hiệu năng. Việc này dẫn đến sự gia tăng số lượng các máy chủ Jenkins độc lập. Từ đó gây khó khăn cho việc quản lý trong một doanh nghiệp lớn.
- Với mã nguồn mở này, bạn không thể triển khai các công nghệ Java mới như Spring Boot hay GraalVM.
Hướng dẫn cài đặt Jenkins trên Windows
Để cài đặt Jenkins trên Windows, các bạn vui lòng thực hiện theo các bước chúng tôi hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Download gói Jenkins tại link chính thức: https://www.jenkins.io/
- Bước 2: Giải nén file Jenkins đã tải xuống
- Bước 3: Các bạn click vào “Continue” để bắt đầu cài đặt > click tiếp next để tiếp tục
- Bước 4: Các bạn click vào tiếp tục “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Bước 5: Click “Finish” để hoàn tất quá trình cài đặt Jenkins.
- Bước 6: Bạn chuyển hướng đến trang Jenkins
- Bước 7: Mở khóa Jenkins qua đường dẫn C: \ Program Files (x86) \ Jenkins \ secret \ initialAdminPassword. Thực hiện copy và dán vào Administrator password như trên hình và click “Continue”.
- Bước 8: Cài đặt các plugin được đề xuất hoặc các plugin bạn thấy phù hợp.
- Bước 9: Bạn đợi chờ các plugin được cài đặt hoàn chỉnh
- Bước 10: Tạo user cho Jenkins > nhập các thông tin cần thiết và thực hiện “Save and Continue” > “Save and Finish”.
- Bước 11: Bạn click “Start using Jenkins” để khởi động Jenkins > sử dụng ngay.
Kết luận
Trên đây, Z.com Cloud chúng tôi đã giúp bạn hiểu về Jenkins là gì? Hướng dẫn cài đặt Jenkins trên Windows từ A-Z. Chúc bạn thực hiện thành công nhé.
Hosting tốc độ cao - Chất lượng tốt [ Tặng miễn phí trọn bộ plugin SEO trị giá 359$ ]
Các tìm kiếm cùng chủ đề "Jenkins"
Jenkins la gì | Jenkins Tutorial | build, deploy với jenkins và docker | Jenkins docs |
ci/cd jenkins | Jenkins dụng để làm gì | Hướng dẫn sử dụng Jenkins |
CI/CD Jenkins GitHub
|
Bài liên quan
- Tên miền vn: Lợi ích & Ưu điểm của tên miền Việt Nam
- Tên miền .vn là gì? Nên mua tên miền .vn ở đâu rẻ nhất?
- Tên miền .com.vn là gì? Nên chọn tên miền .com.vn hay .vn?
- Tên miền .com là gì? Nên chọn tên miền .com hay .vn?
- Tên miền .net là gì? Lợi ích khi sử dụng tên miền .net giá rẻ
Tên miền .info là gì? Nên mua tên miền .info ở đâu rẻ nhất